Để công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và chi phí thì việc phân tích, đánh giá và tiềm hiểu những nguyên nhân của các khoản nợ xấu trước khi tiến hàng các biện pháp xử lý nợ xấu là cần rất cần thiết. Căn cứ vào những nguyên nhân phát sinh nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi của khoản nợ, ngân hàng cho vay sẽ đưa ra các biện pháp có thể thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ cụ thể. Thông thường, đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan thì có thể áp dụng nhóm các biện pháp khai thác các khoản nợ xấu một cách linh hoạt như đôn đốc nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay duy trì hoạt động, giảm miễn lãi … Đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân chủ quan của khách hàng thì cần sử dụng các biện pháp xử lý có tính chất cứng rắn, hướng đến thanh lý các khoản nợ xấu như xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay, khởi kiện tại Tịa án có thẩm quyển, yêu cầu mở thủ tục phá sản …
Với quan điểm xử lý nợ như trên, công tác xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn như sau:
Xây dựng phương án xử lý nợ xấu:
Trước khi triển khai thực hiện các biện pháp xử lý để thu hồi nợ xấu đã phát sinh, các phịng ban có liên quan phải xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản vay trình lên Ban lãnh đạo xem xét, phê duyệt thông qua. Để xây dựng được phương án xử lý nợ xấu cụ thể đối với từng khoản nợ xấu, các phịng ban có liên quan sẽ trực tiếp kiểm tra hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính của khách hàng, tìm hiểu ngun nhân dẫn đến khách hàng không trả được nợ và để phát sinh nợ xấu. Sau đó, căn cứ vào các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, các biện pháp xử lý nợ xấu theo quy định có thể triển khai để thu hồi nợ, phòng quản lý khách hàng phát sinh nợ xấu phối hợp cùng bộ phận xử lý nợ (phòng Tổng hợp) của chi nhánh xây phương án xử lý nợ xấu cụ thể đối với từng khách hàng và tiến độ thực hiện cụ thể trình lên cấp có thẩm quyền để được chỉ đạo triển khai thực hiện.
Thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu:
Các biện pháp xử lý nợ xấu có thể thực hiện để thu hồi nợ vay bao gồm:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Bổ sung tài sản bảo đảm
Phạt nợ quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp
Cho vay duy trì hoạt động
Xử lý tài sản bảo đảm
Giảm, miễn lãi
Chuyển nợ thành vốn góp
Khởi kiện khách hàng
Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
Khoanh nợ
Xử lý rủi ro
Đề nghị Nhà nước, Chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xóa nợ Trong quá trình thực tế triển khai các biện pháp xử lý nợ để thu hồi các khoản nợ xấu từ năm 2011 đến nay, Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn chủ yếu sử dụng các biện pháp xử lý sau đây:
Cho vay duy trì hoạt động:
Đây là biện pháp khai thác khoản nợ xấu mà ngân hàng áp dụng để nhằm mục đích thu hồi nợ xấu đã phát sinh từ chính hoạt động kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định. Đối với các khách hàng mà hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án hay dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn do thiếu vốn không
thể tiếp tục triển khai hoặc hoạt động kinh doanh của khách hàng cịn có thể tiếp tục hoạt động tạo ra lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định thì cho vay để doanh nghiệp duy trì hoạt động sẽ là cơ hội lớn để ngân hàng có thể thu hồi nợ. Việc thu hồi nợ tốt nhất là từ hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp ngân hàng xét thấy nếu dừng cho vay thì khơng thể thu hồi một phần hoặc tồn bộ nợ xấu, trong khi đó nếu tiếp tục cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động kinh doanh thì khách hàng có thể khắc phục được khó khăn, đảm bảo khả năng thu hồi đủ nợ gốc cho khoản vay cấp mới, đồng thời có thể thu hồi thêm một phần hoặc toàn bộ nợ cũ.
Bổ sung tài sản bảo đảm:
Đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu, sau khi kiểm tra, đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng và xét thấy nguồn thu nợ từ hoạt động kinh doanh của khách hàng không chắc chắn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi giá trị tài sản bảo đảm sau khi đánh giá lại hoặc dự kiến bán được khơng đủ để thu hồi nợ vay thì u cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm. Mục đích chính của việc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm không phải nhằm xử lý tài sản để thu nợ mà để thể hiện thiện chí hợp tác của khách hàng, tăng tinh thần trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với nợ vay. Mặt khác, nếu rủi ro thật sự xảy ra thì ngân hàng cũng còn nguồn thu nợ phụ thứ hai để thu hồi nợ, đó chính là việc phát mãi các tài sản bảo đảm để thu nợ.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời, khơng có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng theo thỏa thuận do nguyên nhân khách quan và khách hàng có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ để được ngân hàng xem xét xử lý. Ngân hàng cho vay sẽ thẩm định lại khách hàng, đánh giá tài sản, tình hình cơng nợ của khách hàng đảm bảo cân đối với dư nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian đề nghị cơ cấu lại thì ngân hàng cho vay có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng. Việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng có thể là điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc kéo dài thêm thời gian trả nợ cho khách hàng phù
hợp với việc đánh giá dòng tiền về của khách hàng trong tương lai. Biện pháp này giúp cho ngân hàng có thể khai thác được khả năng trả nợ của khách hàng từ chính hoạt động kinh doanh, vừa có thể giúp cho khách hàng có thể yên tâm để tiếp tục hoạt hoạt động, vực dậy tình hình kinh doanh của mình. Để có thể đảm bảo khả năng thu hồi nợ từ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng làm việc với các đối tác để chuyển các nguồn thu theo kế hoạch trả nợ cho ngân hàng về tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng cho vay. Đối với các khách hàng được cơ cấu thời hạn trả nợ, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và đôn đốc nợ khách hàng được các bộ tín dụng thực hiện định kỳ, thường xuyên nhằm kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng, kịp thời phát hiện những tiềm ẩn rủi ro có thể sẽ phát sinh trong q trình ngân hàng cơ cấu nợ.
Phạt nợ quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp:
Đến thời điểm trả nợ gốc và/hoặc lãi đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, Văn bản sửa đổi bổ sung Hợp đồng tín dụng hoặc từng Giấy nhận nợ mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn và khơng được ngân hàng cho vay chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì tồn bộ nợ vay của khách hàng sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, bị chuyển nhóm nợ phù hợp và chịu lãi suất phạt quá hạn theo thỏa thuận. Việc chuyển nhóm nợ đối với khoản vay của khách hàng lên nhóm nợ cao hơn và áp dụng lãi suất phạt quá hạn nhằm tạo ra áp lực tài chính cho khách hàng để khách hàng tập trung các nguồn tiền trong hoạt động kinh doanh để trả nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, với động tác chuyển nhóm nợ khác hàng lên nhóm nợ cao hơn giống như lời cảnh báo về khả năng trở nợ vay của khách hàng cho các tổ chức tín dụng khác kịp thời nắm bắt, để từ đó có thể đưa ra những quyết định tín dụng chính xác khi khách hàng có đề nghị cấp tín dụng. Biện pháp này thích hợp để áp dụng cho các khách hàng có nguồn tiền luân chuyển ưu tiên cho các hoạt động của doanh nghiệp mà không tuân thủ thực hiện các cam kết với ngân hàng. Ngoài ra, đối với các khách hàng chưa chủ động sắp xếp nguồn tiền hợp lý, quản lý nguồn tiền thu chi chưa phù hợp thì biện pháp này sẽ có tác dụng tạo áp lực tài chính lên khách
hàng để khách hàng quan tâm, cân nhắc đến hoạt động tài chính của mình nhiều hơn, nâng cao chất lượng công nợ hơn.
Xử lý tài sản bảo đảm:
Xử lý tài sản bảo đảm là việc ngân hàng cho vay tiến hành các thủ tục bán các tài sản bảo đảm của khoản vay để thu hồi nợ. Đối với các khách hàng vi phạm cam kết trong Hợp đồng tín dụng hoặc khi đến hạn thanh toán nợ vay mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng tín dụng và khơng được ngân hàng cho vay cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì ngân hàng cho vay xem xét xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như phát mãi tài sản theo thỏa thuận, phát mãi qua thi hành án, phát mãi qua trung tâm đấu giá tài sản hay ngân hàng có thể nhận chính tài sản bảo đảm để làm văn phịng. Cơng tác xử lý tài sản phải được thực hiện thật linh hoạt, đảm bảo đúng các quy trình, quy định của pháp luật để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh về sau. Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thường vướng phải sự thiếu hợp tác của bên có bảo đảm nên thời gian xử lý thu hồi nợ tốn nhiều thời gian. Do đó, biện pháp này thường được áp dụng sau khi ngân hàng đã đánh giá, áp dụng các biện pháp khác để khai thác các khả năng trả nợ của khách hàng.
Giảm, miễn lãi:
Khi khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính khơng có khả năng trả nợ một phần hoặc tồn bộ lãi vay ngân hàng thì có thể xem xét giảm, miễn lãi cho khách hàng theo quy định. Đây là giải pháp vừa để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn, vừa để ngân hàng có thể xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu trong điều kiện cịn có thể thu hồi được. Khi chấp thuận giảm, miễn lãi vay thì bản thân ngân hàng cũng đã chịu tổn thất về tài sản nên biện pháp này sẽ được ngân hàng đánh giá rất cẩn trọng. Việc thực hiện giảm, miễn lãi vay chỉ áp dụng đối với phần lãi vay mà khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng. Trên cơ sở đánh giá các khả năng thu hồi từ các đối tượng cịn có thể khai thác, xử lý để thu hồi của khoản nợ xấu và xem xét theo đề nghị của khách hàng, ngân hàng sẽ thẩm định, đánh giá khả
năng thu hồi nợ từ các đối tượng thu nợ đảm bảo việc giảm, miễn lãi trên cơ sở thu hồi được tối đa giá trị nợ xấu có thể thu hồi.
Khởi kiện khách hàng:
Ngân hàng công thương xem xét khởi kiện khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp quyền chủ nợ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng cơng thương bị xâm phạm. Việc tiến hành khởi kiện khách hàng được thực hiện theo trình tự, thủ tục khởi kiện của pháp luật. Với những khoản nợ xấu mà thiện chí hợp tác của khách hàng kém thì biện pháp khởi kiện khách hàng vay vốn tại cơ quan tịa án có thẩm quyền là biện pháp thiết thực nhất để có thể thu hồi nợ. Điểm mạnh của biện pháp này là ngồi việc có thể xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay để thu hồi nợ thì biện pháp khởi kiện cịn có thể giúp cho ngân hàng thu hồi nợ từ việc phát mãi các tài sản khác của bên vay vốn. Đặc biệt đối với các khoản nợ vay cá nhân hoặc khoản vay được bên thứ ba bảo lãnh thanh tốn thì trách nhiệm thanh tốn nợ vay là vô hạn nên khi khởi kiện khách hàng, chỉ cẩn ngân hàng có thể cung cấp được đối tượng thu hồi nợ là khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp này thông thường khá tốn kém thời gian, chi phí và thậm chí là khơng thể thực hiện khởi kiện được do các quy định về tố tụng của pháp luật nước ta hiện nay.
Trong các biện pháp thu hồi nợ trên, các biện pháp được Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn xử lý kết hợp để thu hồi nợ gồm:
Cho vay duy trì hoạt động hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ kết hợp với việc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm.
Sự kết hợp giữa các biện pháp này với nhau sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, có cơ hội khắc phục các khó khăn để vực dậy tình hình kinh doanh. Đồng thời, để thể hiện thiện chí hợp tác, quyết tâm trong kinh doanh, ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm thanh toán nợ vay của khách hàng và để đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng từ tài sản bảo đảm khi khách hàng mất khả năng thanh toán.
Xử lý tài sản bảo đảm kết hợp với giảm, miễn lãi vay chưa thanh tốn cho khách hàng có thiện chí trả nợ vay ngân hàng nhưng khơng có khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng.
Đây là sự kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp xử lý nợ trên tinh thần hợp tác của khách hàng. Đối với những khoản vay chỉ còn có khả năng thu hồi từ việc bán tài sản nhưng giá trị tài sản bảo đảm dự kiến không thu hồi đầy đủ nợ vay thì việc xử lý tài sản để thu nợ là vấn đề thời gian. Do đó, sự kết hợp giữa biện pháp giảm, miễn lãi với việc bán tài sản của bên bảo đảm sẽ là lựa chọn tối ưu nhất, giúp cho công tác xử lý nợ được nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho khách hàng và đặc biệt là ngân hàng.