Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 86 - 87)

tổ chức tín dụng:

 Thời gian qua các ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu, trong đó biện pháp xử lý tài sản bảo đảm được sử dụng để thu hồi nợ nhưng kết quả đạt được rất thấp do việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn vì quy định, thủ tục pháp lý quá phức tạp. Theo quy định về giao dịch bảo đảm thì cho phép ngân hàng được quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo đảm để thu hồi nợ nhưng theo Bộ luật dân sự quy định rõ hợp đồng mua bán phải là chủ tài sản hay đại diện luật pháp được ủy quyền. Vì vậy, tài sản bảo đảm dù đã được công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ nhưng ngân hàng vẫn không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó nếu như chủ tài sản không đồng ý, không ủy quyền rõ ràng và thậm chí cịn phản đối việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng, cố tình chây ỳ, cản trở ngân hàng trong cơng tác xử lý tài sản thu hồi nợ xấu.

 Do đó, về mặt pháp lý, Chính phủ cần ban hành các quy định thừa nhận quyền xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng để hỗ trợ cho các ngân hàng có thể xử lý tài sản bỏ đảm được nhanh chóng, tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Nên coi đó là quyền mặc nhiên của ngân hàng và có cơ chế bảo đảm cho quyền này được thực thi. Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt là hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)