Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 63 - 64)

Nợ xấu vẫn còn ở mức cao

Mặt dù đã rất cố gắng trong công tác xử lý thu hồi nợ nhưng các khoản nợ xấu đã thu hồi được rất thấp. Bên cạnh đó việc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong những năm qua nên nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Theo kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493/QĐ-NHNN cho thấy tổng số nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013 là 181.525 triệu đồng, chiếm 26,74% trên tổng dư nợ tín dụng và năm 2014 là 178.726 triệu đồng, chiếm 19,32% tổng dư nợ tín dụng, cao hơn rất nhiều so với ngưỡng cho phép của Ngân hàng cơng thương (3%). Trong khi đó, việc phân loại nợ, trích lập DPRR theo Quyết định 493 được xác định chủ yếu theo yếu tố định lượng. Việc phân loại nợ như vậy đã thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch về nợ xấu của ngân hàng.

Hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu còn kém hiệu quả:

Từ số liệu phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Nam Sài Gịn cũng như số liệu hoạt động tín dụng như dư nợ cho vay, nợ xấu qua những năm gần đây có thể thấy hoạt động xử lý nợ của ngân hàng có kết quả thấp. Giá trị các khoản nợ xấu thu hồi được không nhiều và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2013 giá trị các khoản nợ xấu là 181.525 triệu đồng, đã giảm được khoảng 22.827 triệu đồng so với năm 2012 và nợ xấu năm 2014 tiếp tục giảm xuống còn 178.726 triệu đồng, giảm 2.799 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, nợ xấu năm 2014 vẫn còn ở mức rất cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh (chiếm 19,32%).

Trong hoạt động xử lý thu hồi nợ, tuy Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như kỳ vọng xuất

phát từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Do đó, để cơng tác quản lý nợ xấu đạt hiệu quả tốt hơn cần phải có những biện pháp phù hợp hơn, thực hiện kiên quyết hơn nữa.

Hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Mặc dù đã có hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng công thương thực hiện kiểm tra, kiểm sốt hồ sơ tín dụng của các chi nhánh theo định kỳ hoặc đột xuất. Tuy nhiên, môi trường kiểm sốt vẫn cịn tồn tại nhiều yếu tố khơng thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ. Tính độc lập của các cuộc kiểm tra kiểm sốt thường khơng cao, trong khi việc kiểm tra cịn nặng tính hình thức hồ sơ giấy tờ mà chưa đạt được các mục tiêu cần thiết như phát hiện các nguy cơ rủi ro của khoản cho vay, bản chất của khoản vay … để đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro kiểm soát, tức là báo cáo kiểm tra kiểm sốt có thể sẽ khơng khơng đủ, chưa phù hợp, không kịp thời hoặc không đưa ra được những nhận định chuẩn xác về hồ sơ kiểm tra, cúng như đưa ra những nhận định, biện pháp ngăn chặn và hướng giải quyết phù hợp để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)