Định hƣớng quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 72 - 73)

Với định hướng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn cần phải tăng trưởng hoạt động cho vay nên sẽ đối mặt nhiều hơn với nguy cơ nợ xấu. Trong khi đó, nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn hiện tại vẫn đang ở mức cao, vấn đề giải quyết nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn cần phải mất nhiều thời gian, do vậy cần phải có kế hoạch cụ thể thì mới có thể xử lý được nợ xấu một cách triệt để. Định hướng công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn trong thời gian tới như sau:

- Ban lãnh đạo của Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn phải cân nhắc thật cẩn thận để ra chiến lược kinh doanh hợp lý trong mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận tiềm năng và rủi ro nợ xấu ngân hàng có thể phát sinh. Các hoạt động cấp tín dụng, quản lý tín dụng cũng như quản lý nợ xấu cần phải thực hiện theo đúng các quy trình, quy định của ngân hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh. Với tình hình nền kinh tế chung cịn đối diện với nhiều khó khăn, trong khi cơng tác xử lý nợ xấu còn chậm, xử lý khó khăn thì việc kiểm sốt chất lượng cấp tín dụng cần phải ưu tiên hàng đầu. Do đó, các quyết định về định hướng kinh doanh, phát triển khách hàng, phát triển thị trường kinh doanh của ban lãnh đạo phải hướng đến việc quản lý nợ xấu được tốt nhất.

- Chú trọng kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý chặt chẽ q trình giải ngân và thu nợ, từng bước giảm dần dư nợ xấu đã phát sinh, hạn chế tối đa nợ xấu có tiềm ẩn phát sinh mới. Thận trọng cấp tín dụng đối với các ngành nghề có rủi ro cao trong giai đoạn hiện nay như chứng

khốn, bất động sản, đóng tàu, vận tải biển … Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn hơn như tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng tập trung cho vay nhiều vào một ngành hàng, lĩnh vực, doanh nghiệp mà phải mở rộng, đa dạng hóa cho vay về đối tượng khách hàng, ngành nghề nhằm đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro. Lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả sản xuất kinh doanh ổn định, phương án vay khả thi và có định hướng phát triển tốt. Duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống có uy tín tốt, mở rộng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng phù hợp với tiêu chí và mục tiêu của ngân hàng.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng ban nghiệp vụ trong chi nhánh và trụ sở chính trong hoạt động phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Đánh giá các khó khăn, tồn tại và nguyên nhân để kịp thời đưa ra những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn. Đối với các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách trong hoạt động xử lý nợ xấu có liên quan đến các cơ quan ban ngành sẽ được tập hợp lại và gửi bằng văn bản để được tư vấn, giải quyết, góp phần thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn.

- Thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ công nhân viên thực hiện cơng tác thẩm định, xử lý nợ xấu. Có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các cán bộ sai phạm để làm gương cho những cán bộ khác. Yếu tố con người là yếu tố cốt lõi của hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong giai đoạn kinh doanh hiện nay. Do đó, hồn thiện về nguồn nhân lực cũng là một biện pháp góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)