Cơng tác phịng ngừa nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 52 - 54)

Xây dựng định hướng tín dụng trong từng thời kỳ:

Định kỳ hàng năm, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, bộ phận xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu của chi nhánh sẽ xây dựng định hướng tín dụng trình Ban lãnh đạo chi nhánh Nam Sài Gịn xem xét phê duyệt. Định hướng tín dụng của chi nhánh được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá kết quả kinh doanh đạt được của chi nhánh, chỉ đạo tín dụng của Ngân hàng công thương, đánh giá các ngành nghề kinh doanh và dự kiến diễn biến của các ngành nghề dựa vào diễn biến của tình hình kinh tế. Từ đó bộ phận xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu của chi nhánh đưa ra kế hoạch tín dụng, chỉ tiêu tín dụng, những ngành nghề cần tập trung tăng trưởng tín dụng và những ngành nghề cần duy trì hay hạn chế tín dụng để hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

Đào tạo nâng cao nghiệp vụ thẩm định cho các cán bộ làm cơng tác tín dụng:

Cơng tác thẩm định tín dụng ln được Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gòn quan tâm, đánh giá cao đặc biệt là sau khi hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn do nợ xấu tăng cao. Hoạt động tuyển dụng và đào tạo cán bộ làm cơng tác tín dụng được tổ chức bài bản, chun mơn hơn. Cơ chế tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng của Ngân hành cơng thương nói chung, của Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn hiện nay khá chặt chẽ, khắc khe. Ngoài việc đáp ứng năng lực học tập chuyên môn nhất định, người đăng ký ứng tuyển phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác về kỹ năng mềm phù hợp với vị trí ứng tuyển. Cơng tác đào tạo nâng cao trình độ thẩm định, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm cơng

tác tín dụng được Ngân hàng cơng thương tổ chức định kỳ và bắt buộc các cán bộ làm cơng tín dụng tham gia. Hoạt động đào tạo thường hướng vào các kỹ năng thẩm định, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng đến hướng dẫn thẩm định đánh giá các yếu tố phi tài chính cũng như cập nhật những văn bản pháp luật có thay đổi liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gòn, Ban giám đốc chi nhánh cũng thường xuyên yêu cầu các cán bộ làm cơng tác tín dụng tại chi nhánh tổ chức học tập các văn bản của Ngân hàng công thương và trao đổi kinh nghiệp thực tế với nhau để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại chi nhánh, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu có khả năng xảy ra đến mức tối đa.

Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt hoạt động cấp tín dụng :

Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, việc kiểm tra thực tế, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng phải được thực hiện đầy đủ. Kiểm tra thực tế trước khi cấp tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng có thể đánh giá được quy mơ kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng cũng như đánh giá mức độ tin cậy các thông tin, hồ sơ khách hàng cung cấp. Trong khi đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay sẽ đánh giá được việc sử dụng vốn vay của khách hàng và những rủi ro tiềm ẩn đối với khoản vay. Thời hạn kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày giải ngân đối với giải ngân bằng chuyển khoản và trong vòng 5 ngày đối với giải ngân bằng tiền mặt. Theo quy chế hiện tại, việc kiểm tra hoạt động sử dụng vốn của khách hàng là bắt buộc chỉ loại trừ việc cho vay cá nhân chứng minh tài chính và cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được hoạt động sử dụng vốn vay, kịp thời phát hiện những tìm ẩn rủi ro có thể xảy ra từ khách hàng cũng như đưa ra những biện pháp ứng xử kịp thời nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng thì trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng, tại chi nhánh có bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ của Ngân hàng công thương thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ cấp tín

dụng của chi nhánh. Điều này giúp cho Ngân hàng công thương kịp thời phát hiện ra những thiếu sót trong q trình cấp tín dụng của chi nhánh, đánh giá các rủi ro và mức độ của các rủi ro có thể xảy ra cũng như đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Ngồi ra, định kỳ cán bộ tín dụng phải thực hiện đánh giá lại tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như đánh giá lại giá trị, chất lượng của tài sản bảo đảm đối với các khoản cấp tín dụng cho khách hàng để kịp thời phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra nhằm đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng, phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)