Biện pháp 7: Kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.7. Biện pháp 7: Kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua công tác kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán để đánh giá chất lượng của đội ngũ giáo viên cốt cán hoạt động hằng

năm, qua đó để điều chỉnh việc tuyển chọn cũng như tăng cường công tác bồi dưỡng, sử dụng cho phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

3.3.7.2. Nội dung và cách thực hiện.

Bước 1: Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán.

Phòng GD&ĐT huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra đảm bảo các khâu: Tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán; sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán; đánh giá chất lượng giáo viên cốt cán.

(1) Kiểm tra việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán.

Kiểm tra theo 6 tiêu chí tuyển chọn giáo viên cốt cán thông qua kiểm tra hồ sơ của giáo viên, hồ sơ thi đua của tổ chuyên môn, hồ sơ của nhà trường.

Kiểm tra kết quả khảo sát của tổ công tác của Phòng GD&ĐT huyện khảo sát tại trường THCS về chất lượng học sinh, phiếu tín nhiệm đối với giáo viên.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra để Phòng GD&ĐT huyện ra quyết định thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo chất lượng

(2) Kiểm tra sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán.

Căn cứ vào nhiệm vụ phân công của Phòng GD&ĐT huyện đối với đội ngũ giáo viên cốt cán để kiểm tra, đặc biệt kiểm tra việc sử dụng giáo viên cốt cán trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

(3) Kiểm tra việc bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của giáo viên cốt cán, kiểm tra việc tham gia các lớp tập huấn của giáo viên cốt cán do Phòng GD&ĐT cử đi học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

(4) Đánh giá chất lượng của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cốt cán thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, thông qua kết quả tham

gia tư vấn thúc đẩy giáo viên, thông qua chất lượng sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Bước 2: Xây dựng lực lượng kiểm tra.

Căn cứ vào kế hoạch, nội dung kiểm tra Phòng GD&ĐT huyện xây dựng lực lượng kiểm tra gồm: Các đồng chí là cộng tác viên thanh tra của Sở GD&ĐT; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; các đồng chí cán bộ quản lý của các trường THCS trong huyện; các đồng chí giáo viên cốt cán.

Tùy từng nội dung kiểm tra mà Phòng GD&ĐT điều động lực lượng cho phù hợp.

Bước 3: Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán.

- Kiểm tra việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán: Tiến hành ngay đầu năm học, tốt nhất là kết hợp đợt dự giờ phân loại giáo viên đầu năm của các trường. Sau khi có kết quả kiểm tra theo tiêu chí tuyển chọn giáo viên cốt cán, Phòng GD&ĐT sẽ căn cứ để ra quyết định thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng, chất lượng.

- Kiểm tra sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán: Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công của giáo viên cốt cán, Phòng GD&ĐT bố trí lực lượng kiểm tra cho phù hợp như: Công tác kiểm tra ở trường giao cho quản lý nhà trường kiểm tra; công tác kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng giáo viên, các nhiệm vụ khác giao cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, cộng tác viên thanh tra, giáo viên cốt cán kiểm tra.

- Kiểm tra việc bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của giáo viên Phòng GD&ĐT phải phối hợp với quản lý nhà trường để kiểm tra và thông qua đánh giá của tổ chuyên môn. Kiểm tra việc tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho giáo viên cốt cán giao cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT trực tiếp kiểm tra.

- Đánh giá chất lượng của đội ngũ giáo viên cốt cán.

Thông qua kết quả kiểm tra theo các nội dung hằng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động, những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ giáo viên cốt cán. Thành phần tham dự hội nghị bao gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, quản lý các trường THCS, giáo viên cốt cán các trường THCS của huyện. Qua hội nghị Phòng GD&ĐT sẽ tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của quản lý các trường THCS, giáo viên cốt cán các trường THCS của huyện để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp nhằm phát triển tốt đội ngũ giáo viên cốt cán cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)