Các định hướng để đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các định hướng để đề xuất biện pháp

3.1.1. Chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia

Trong Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 do Bộ GD&ĐT trình Chính phủ phê duyệt đã được Chính phủ đồng tình tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong hai ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2011 có nêu mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là: “...nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân ”. (Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020)

Để đạt được các mục tiêu, 7 giải pháp đã được đề ra gồm: đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục và cuối cùng là mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong các giải pháp phát triển giáo dục thì đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là các giải pháp trọng tâm. Trong đó để

thiết thực phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán là quan trọng.

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Tỉnh Hải Dương

Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển quy mô trường lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng xã hội học tập, liên thông giữa các bậc học, ngành học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.

Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đồng thời tạo chuyển biến căn bản chất lượng dạy nghề. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phân cấp, tạo động lực và sự chủ động cho các cơ sở giáo dục; tăng cường đầu tư, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục trong nước; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Hải Dương.

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Bình Giang

Chương trình hành động của huyện Bình Giang về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ [14]:

Định hướng chung:

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng nông thôn mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, có kiến thức văn hóa, nâng cao thể chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đảm bảo sống tốt và làm việc hiệu quả.

Thực hiện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý gắn với xây dựng xã hội học tập, đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

Phấn đấu đến năm 2020, giáo dục và đào tạo huyện Bình Giang cơ bản đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực để phát triển huyện trở thành huyện công nghiệp.

Định hướng cụ thể đến năm 2020:

- Phát triển hoàn thiện hệ thống trường lớp, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đi đôi với nâng cao chất lượng dạy và học. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, được học ngoại ngữ và tin học; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 30% học sinh THCS học 2 buổi/ngày; duy trì và nâng cao chất lượng PCGD THCS.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, tinh giản biên chế. Làm tốt việc thực hiện Chỉ thị số 40/ CT - TW ngày 15/6/2004 “về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn; 75% giáo viên tiểu học, 90% giáo viên THCS, 30% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn; 100% cán bộ quản lý từ tiểu học, THCS và 50% cán bộ quản lý THPT

đạt trình độ trên chuẩn. 100% giáo viên dạy ngoại ngữ các cấp học đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu.

- Thực hiện cơng tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở trường học. Quan tâm thực hiện việc xây dựng văn hoá nhà trường, xây dựng “mơi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực”, giáo dục kỹ năng sống, văn hoá ứng xử cho học sinh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện, huy động các nguồn vốn để thực hiện đề

án kiên cố hoá trường, lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhằm đến 2020 100% trường tiểu học, 70% trường THCS và 100% trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia. Gắn chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia với chương trình xây dựng nơng thơn mới.

- Ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong công tác dạy và học, 100% trường tiểu học, THCS, THPT có đủ thiết bị dạy học, 50% trường tiểu học và THCS, 75% trường THPT có phịng học bộ mơn ngoại ngữ theo quy định. Tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, đánh giá và thi cử chặt chẽ, khách quan, khoa học.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của tồn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phấn đấu 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)