8. Cấu trúc luận văn
3.3. Một số biện pháp đề xuất
3.3.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán THCS về nghiệp
hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán THCS sau khi được tuyển chọn là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp liên tục, tạo sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng giáo dục trong tình hình mới. Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với đặc điểm của tình hình đội ngũ giáo viên cốt cán và yêu cầu của địa phương. Trong đó phải chú trọng việc bồi dưỡng phương pháp, cách thức giúp đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện * Nội dung:
- Kế hoạch hóa cơng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán theo năm học và theo từng giai đoạn phát triển.
- Xác định rõ những chuyên ngành, những vấn đề và nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán:
+ Cần có định hướng lựa chọn chuyên ngành đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên như: chuyên ngành về phương pháp giảng dạy, lý thuyết chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng thực hành, tổ chức quản lý nhà trường, quản lý giáo dục,...
+ Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên phải toàn diện bao gồm: bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, tư tưởng; bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng những kiến thức khác (như: ngoại ngữ, tin học,...)
- Các hình thức tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cần được đa dạng hóa, phù hợp về thời gian và điều kiện cơng tác của giáo viên:
+ Các hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung, không tập trung hoặc đào tạo từ xa (qua mạng internet) tại các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu,..
+ Các hình thức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng tại chỗ gồm: tự bồi dưỡng qua công việc, kèm cặp, luân phiên, báo cáo chuyên đề, khảo sát định kỳ, giải đề thi học sinh giỏi, mời chuyên gia về huyện tập huấn..., trong đó đặc biệt coi trọng tự bồi dưỡng.
Bồi dưỡng ngồi cơng việc như: hội nghị, hội thảo khoa học, thi giáo viên dạy giỏi, dự các lớp tập huấn của Sở GD&ĐT, của Bộ GD&ĐT, của các trường sư phạm,...
* Tổ chức thực hiện:
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên một cách hiệu quả. Việc chọn cử giáo viên đi học phải đảm bảo sự cân đối và đồng bộ giữa các nhà trường, giữa giáo viên đi học và giáo viên giảng dạy, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ.
Đồng thời phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu với UBND huyện để tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ (từ cao đẳng lên đại học, từ đại học lên thạc sĩ) ở các trường đại học trong nước, ở các trường đại học trọng
điểm và có thể là các dự án có sự hợp tác của nước ngồi nếu như trình độ ngoại ngữ của giáo viên có thể đảm bảo được, nhằm tiếp cận với các hình thức, phương thức đào tạo tiên tiến.
Phòng GD&ĐT lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán cần chú ý tới nội dung bồi dưỡng, mục đích, hình thức, đối tượng và thời gian bồi dưỡng.
* Về bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên cốt cán
Có thể chia nhóm giáo viên làm các đơn vị để trao đổi chun mơn giữa các nhóm, tổ chức bồi dưỡng nhằm phát huy quyền tự chủ, tính năng động sáng tạo của cá nhóm. Có nhiều hình thức hoạt động chuyên môn như:
- Tổ chức thanh kiểm tra chuyên môn, dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy theo tinh thần đổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy học, cách kiểm tra đánh giá. Trong đó đặc biệt quan tâm việc đánh giá giáo viên vận dụng linh hoạt các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề; trên cơ sở đó phát hiện học sinh có năng khiếu nổi bật để tập trung bồi dưỡng, phát triển năng khiếu. Chú trọng việc rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tịi, phát hiện vấn đề độc đáo, đồng thời tăng cường rèn luyện các kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm cho học sinh.
- Trong mỗi nhà trường hoặc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cần phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp giáo viên trẻ ít kinh nghiệm để hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong phát triển nghề nghiệp, thông qua giao việc, hướng dẫn, kiểm tra và uốn nắn. Phấn đấu sau một đến hai năm học, trong mỗi nhà trường một giáo viên cốt cán hỗ trợ được 2-3 giáo viên trẻ trưởng thành, mỗi lớp bồi dưỡng học sinh giỏi một giáo viên cốt cán giúp đỡ được một giáo viên khác thay thế mình được.
- Tổ chức mời các chuyên gia ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm, viện nghiên cứu về tập huấn cho giáo viên cốt cán. Đây là một hình thức bồi
dưỡng giáo viên rất hiệu quả trong những năm qua mà ngành giáo dục huyện đã làm. Việc làm này đã góp phần lớn trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho giáo viên.
- Phân công giáo viên cốt cán có kinh nghiệm viết các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi báo cáo trong các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán; viết SKKN và phổ biến SKKN đạt giải cao cấp tỉnh tới toàn thể đội ngũ giáo viên bộ môn. Các chuyên đề được đánh giá cao sẽ cho biên tập thành tài liệu sử dụng cho việc bồi dưỡng HSG và đề nghị ngành biểu dương khen thưởng và ghi nhận đóng góp của giáo viên.
- Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện hoặc các chuyên đề bộ môn tại các trường, trong đó chỉ đạo giáo viên cốt cán có kinh nghiệm thực hiện mời giáo viên toàn trường, toàn huyện đến dự. Qua các hoạt động đó giáo viên trẻ có nhiều cơ hội để học tập và sớm trưởng thành về chuyên môn.
- Bên cạnh các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ theo các nhóm, cần coi trọng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu khoa học của giáo viên thông qua công việc được giao của mỗi giáo viên. Việc tự bồi dưỡng trước hết thể hiện ở sự cần mẫn, tận tụy trong công việc, sẵn sàng nhận những việc khó, khắc phục khó khăn để hồn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Trong đó việc tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm cho bản thân là rất quan trọng. Đồng thời mỗi giáo viên cần thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, dự giờ thăm lớp, lấy ý kiến của đồng nghiệp cũng như ý kiến phản hồi của phụ huynh, học sinh để hoàn thiện bản thân.
* Về việc tổ chức tập huấn về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển
nghề nghiệp cho giáo viên cốt cán
Các trường tạo mọi điều kiện phối hợp để giáo viên cốt cán bậc THCS được tập huấn về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn phát triển nghề nghiệp cho giáo viên. Nội dung tập huấn bao gồm:
Hướng dẫn và tư vấn có quan hệ mật thiết với nhau vì cùng thực hiện mục đích tạo ra một cơ hội cho một người nào đó thấy được nhiều lựa chọn có thể và sau đó giúp người đó có được sự lựa chọn sáng suốt.
Hướng dẫn là q trình mang tính trực tiếp, thường diễn ra tại thời điểm xác định mà ở đó cần có một sự lựa chọn. Trong khi đó, tư vấn là q trình mang tính khái quát hơn, không bị hạn chế cả về không gian và thời gian. Tư vấn được hiểu là sự giúp đỡ với sự quan tâm đến mọi mặt của một lựa chọn tiềm tàng, ngay cả trước khi lựa chọn đó được đưa ra, thậm chí cả khi một lựa chọn cần phải sửa đổi, củng cố hoặc từ bỏ.
Hướng dẫn là q trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn, giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu phải thực hiện (mục tiêu do người đó tự đặt ra hoặc được đặt ra từ bên ngoài nhưng người đó phải đạt được).
Ở bình diện xã hội, hướng dẫn có thể được xem như một chương trình trong số những dịch vụ trợ giúp con người dựa trên nhu cầu của mỗi cá nhân. Nó giúp cho người ta hiểu về môi trường xung quanh họ, về ảnh hưởng của những yếu tố môi trường đến mỗi cá nhân và về những đặc điểm riêng của môi trường. Hoạt động hướng dẫn được thiết lập để giúp mỗi người điều chỉnh theo môi trường của cá nhân, phát triển khả năng đặt ra những mục tiêu thiết thực cho bản thân họ, và để hoàn thiện kế hoạch tổng thể của người đó. Với tư cách là một q trình, hoạt động hướng dẫn không phải là một việc làm đơn giản mà bao gồm hàng loạt các hành động và các bước tiến hành tăng dần hướng theo một mục đích.
Trong lĩnh vực giáo dục ở từng cơ sở giáo dục, sự hướng dẫn, với tư cách là một kiến tạo giáo dục, đòi hỏi phải có những người có nhiều kinh nghiệm (cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên có kinh nghiệm) để giúp cho mỗi người khác (đồng nghiệp, học sinh) tự hiểu được mình, biết chấp nhận
mình và biết sống một cách có ích trong mơi trường hoạt động của anh ta. Điều đó cũng giúp cho những người được giúp đỡ có được những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm hoạt động và kinh nghiệm về các mối quan hệ xã hội mà anh ta tham gia.
Hoạt động tư vấn biểu thị mối quan hệ giữa người quan tâm và người có nhu cầu. Mối quan hệ này thường là quan hệ giữa người với người, mặc dù đơi khi nó bao gồm nhiều hơn hai người. Nó được tạo ra để giúp mọi người hiểu và làm rõ quan điểm của họ về môi trường sống của họ, và biết vươn tới những mục đích tự đề ra thơng qua những lựa chọn am hiểu, có ý nghĩa, và thông qua việc giải quyết các vấn đề mang tính chất dễ xúc cảm và giữa con người với nhau. Qua định nghĩa này cũng có thể thấy rằng, tư vấn có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Hướng dẫn và tư vấn thường có quan hệ với hồn cảnh và điều kiện mơi trường. Hoạt động tư vấn thường được thấy dưới dạng giúp đỡ các cá nhân nhằm đạt được sự ý thức rõ ràng về nhân cách. Hoạt động tư vấn, cũng như tồn bộ chương trình hướng dẫn, nhấn mạnh vào việc lập kế hoạch hợp lý, cách giải quyết vấn đề, và giúp đương đầu với những áp lực của hoàn cảnh.
Hoạt động tư vấn tập trung vào giúp đỡ cá nhân đương đầu với những nhiệm vụ phát triển như sự tự quyết, tính độc lập, v.v. Những lưu ý được đưa ra nhằm làm rõ những sở trường, những kỹ năng, những điểm mạnh và những tiềm năng cá nhân của một người liên quan đến sự phát triển vai trò cá nhân. Phương thức tư vấn được dựa nhiều vào việc nhấn mạnh những tư liệu rõ ràng hiện có (tư liệu sẵn có trong nhận thức của cá nhân).