Thực trạng đội ngũ đội ngũ giáo viên cốt cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ đội ngũ giáo viên cốt cán

Để có cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán THCS của huyện Bình Giang trong những năm vừa qua, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS trong huyện.

Bảng số liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn thực trạng về đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THCS huyện Bình Giang.

Bảng 2.5: Thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán THCS huyện Bình Giang năm học 2014 – 2015

TT Trường THCS Tổng số Trình độ tuổi đời Nam Nữ ĐH Trên ĐH 30 - 50 Khác 1 Bình Minh 1 1 1 2 Bình Xuyên 2 2 4 4 3 Cổ Bì 3 3 3 4 Hồng Khê 5 Hùng Thắng 1 1 2 2 6 Hưng Thịnh 7 Kẻ Sặt 3 1 1 3 4 8 Nhân Quyền 1 1 1 9 Long Xuyên 2 1 3 3 10 Tân Hồng 3 1 4 3 11 Tân Việt 1 1 1 12 Thái Dương 2 2 2 13 Thái Hòa 2 1 3 3 14 Thái Học 2 2 4 4 15 Thúc Kháng 1 1 1 16 Tráng Liệt 1 3 4 4 17 Vĩnh Tuy 18 Vĩnh Hồng 1 1 1 19 Vũ Hữu 5 4 1 8 9 Cộng 23 24 2 45 47

Ta thấy: Tổng số giáo viên cốt cán THCS của huyện là 47 đồng chí, chiếm tỉ lệ 12,4% so với tổng số giáo viên THCS tồn huyện, trong số đó đa số

các đồng chí có trình độ đại học và đều ở độ tuổi đã đạt được độ chín, độ trưởng thành về nghề nghiệp (100 % là các đồng chí từ 30 đến 50 tuổi), các đồng chí này đều có số năm cơng tác khơng dưới 8 năm. Tuy nhiên trong số đó vẫn chưa có đồng chí nào có trình độ sau đại học, cịn 3 trường khơng có giáo viên cốt cán, số lượng giáo viên cốt cán vẫn còn thiếu so với yêu cầu, đó là một số hạn chế của đội ngũ cốt cán huyện cần phải khắc phục.

2.3.1. Thực trạng về việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán

Để khảo sát đánh giá thực trạng về việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán, tác giả đã xây dựng các phiếu hỏi và thăm dò ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trong huyện. Cụ thể: Cán bộ phịng GD&ĐT: 11 đồng chí; Cán bộ quản lý các trường THCS: 19 đồng chí; Giáo viên: 170 đồng chí. Tổng số có 200 phiếu hỏi đã được tổng hợp trong các bảng số liệu dưới đây:

Các Bảng 2.6 và 2.7 sau đây cho ta biết đánh giá của giáo viên hiện nay về việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán của huyện.

Bảng 2.6: Đánh giá về việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán bậc THCS huyện Bình Giang

Nội dung Khơng

SL TL% SL TL% Có sự chỉ đạo cụ thể 142 71,0 58 29,0 Có tiêu chí lựa chọn cụ thể 153 76,5 47 23,5 Việc lựa chọn có khách quan, dân chủ 147 74,5 53 21,5

Nhìn chung giáo viên cho rằng việc tuyển chọn giáo viên cốt cán của huyện đã có sự chỉ đạo và có tiêu chí cụ thể, tuy nhiên tỉ lệ giáo viên đồng tình với quan điểm trên chưa cao. Do đó vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ giáo viên cho rằng cần phải có tiêu chí cụ thể rõ ràng được cơng khai và có sự chỉ đạo cụ thể đến từng nhà trường về việc tuyển chọn này.

Thực tế các trường THCS trong huyện và ngành giáo dục đào tạo huyện cũng chưa có tiêu chí cụ thể để chọn lựa và bồi dưỡng các đồng chí giáo viên

cốt cán các bộ mơn nói chung. Các trường căn cứ vào trình độ chun mơn và năng lực trong giảng dạy để chọn các đồng chí làm tổ trưởng hay nhóm trưởng chun mơn. Phịng Giáo dục và Đào tạo thì căn cứ vào sự lựa chọn của chuyên viên phụ trách giáo dục THCS, đồng thời thông qua các kỳ cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chọn các đồng chí tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu phục vụ Đề án “Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang giai đoạn 2015 – 2020” mà huyện đang triển khai thực hiện và đề nghị Sở bổ nhiệm làm cộng tác viên thanh tra. Những đồng chí như vậy được coi là giáo viên cốt cán của trường và của huyện.

Bảng 2.7: Tiêu chuẩn để tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán

TT Phẩm chất Thứ bậc quan trọng 1 2 3 SL TL% SL TL% SL TL% 1 Có phẩm chất đạo đức 182 91,0 10 5,0 8 4,0 2 Trình độ CM vững vàng 180 90,0 15 7,5 5 2,5 3 Nhiệt tình hoạt động CM 132 66,0 38 19,0 30 15,0 4 Nghiệp vụ sư phạm giỏi 185 92,5 10 5,0 5 2,5 5 Có uy tín với đồng nghiệp 150 75,0 36 18,0 14 7,0 6 Có chất lượng giảng dạy cao 163 81,5 22 11,0 15 7,5

Qua kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Bảng 2.7, đa số các đồng chí nhất trí để tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán cần phải chú trọng đến các tiêu chí là: Phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, nhiệt tình trong hoạt động chun mơn, có chất lượng giảng dạy cao và có uy tín với đồng nghiệp.

2.3.2. Thực trạng về việc sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán

Để đánh giá thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán, ta nghiên cứu kết quả khảo sát ý kiến sau:

Bảng 2.8: Nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán

TT Nhiệm vụ SL TL%

1 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên 129 64,5 2 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên 158 79,0 3 Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu 121 60,5 4 Tham gia ra đề kiểm tra và đề thi học sinh giỏi

132 66,0 5 Tham gia giám khảo chấm thi giáo viên giỏi 146 73,0 6 Tham gia chấm đề tài, KNSK 143 71,5

Hiện nay đa số giáo viên cho rằng đội ngũ giáo viên cốt cán thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên đồng thời thông qua thanh tra hoạt động sư phạm thì góp phần bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và một nhiệm vụ khác là bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.

Việc sử dụng, bồi dưỡng và chế độ cho đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà quản lý được đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.9: Biện pháp của nhà quản lý để xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

Biện pháp đã thực hiện Khơng

SL TL% SL TL% Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán 173 86,5 27 14,5 Tạo cơ chế cho đội ngũ cốt cán 115 57,5 85 42,5 Giao nhiệm vụ cụ thể 154 77,0 56 23,0

Có thể thấy rằng, ngành giáo dục huyện đã chú ý tới việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán thông qua các chuyên đề bộ mơn và có giao nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng này. Tuy nhiên về cơ chế để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên cốt cán thì chưa có gì khác ngồi chế độ phụ cấp trách nhiệm của các đồng chí là tổ trưởng chun mơn và chế độ quy định của các đồng chí cộng tác viên thanh tra.

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng GV THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Các bảng số liệu sau sẽ cho chúng ta thấy rõ thực trạng đội ngũ giáo viên THCS huyện Bình Giang:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)