Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Bình Giang là một trong 12 huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Bình Giang có quốc lộ 5, quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, cách thành phố Hải Dương 20 km và cách thủ đơ Hà Nội hơn 40 km. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Thanh Miện, phía Đơng giáp huyện Gia Lộc, phía Tây giáp huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên. Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện có 1 thị trấn, 17 xã, 103 thơn và khu dân cư. Diện tích tự nhiên là 10.478,72 ha

2.1.2. Đặc điểm dân tộc, tơn giáo

Huyện Bình Giang có tổng số dân 109.038 người (số liệu thống kê năm 2015) đều là dân tộc kinh. Trên địa bàn huyện có 02 Tơn giáo (Phật giáo và Công giáo) cùng phát triển ổn định, khơng có sự phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo; các tín đồ theo tơn giáo khác nhau cùng chung sống hài hịa trong cộng đồng xã hội. Trong đó Cơng giáo có 7.754 tín đồ, tập trung chủ yếu ở thị trấn Kẻ Sặt và xã Tráng Liệt; trong 2 Giáo xứ lớn là: Kẻ Sặt, An Tôn và 5 họ đạo đều thuộc giáo phận Hải Phịng; có Nhà thờ lớn Kẻ Sặt, nhà thờ Giáo xứ An Tôn được xây dựng từ thế kỉ XIX.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Bình Giang là một huyện chủ yếu là nông nghiệp, đang đẩy nhanh phát triển mạnh dịch vụ, thương mại và công nghiệp. Năm 2015 thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 140 tỷ 391 triệu đồng (đạt 158,1% so với KH tỉnh giao), bằng 150,6% kế hoạch huyện phấn đấu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 9,7% so với năm 2014. Trong đó sản xuất nơng nghiệp tăng 0,2%. Giá trị sản xuất

công nghiệp - xây dựng tăng 13,5%. Giá trị thương mại dịch vụ tăng 11,3%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực (Nơng nghiệp- Công nghiệp, xây dựng- Thương mại, dịch vụ đạt: 20,9%-43,7%-35,4%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm 1,4% so với năm 2014 (từ 4,6% xuống 3,2%).

2.1.4. Đặc điểm Văn hố - Xã hội

Huyện Bình Giang là huyện đồng bằng có lịch sử, văn hố lâu đời, Bình Giang là vùng đất có từ lâu đời thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, do phù sa của hệ thống sơng Thái Bình và sơng Hồng bồi đắp. Nằm ở phía tây nam thành phố Hải Dương, thời nhà Đường đô hộ nước ta (từ năm 618 - 937), Bình Giang có tên là huyện Đường An ( nghĩa là vùng đất bình yên) thuộc Giao Châu – phủ An Nam rồi thuộc phủ Hồng Châu ( cuối thế kỉ 16), phủ Thượng Hồng năm Cảnh Hưng thứ 2 năm 1742. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) triều Nguyễn vì kiêng tên húy nhà vua nên đổi tên Phủ Thượng Hồng ra phủ Bình Giang.

Năm 1977 do yêu cầu của cuộc cách mạng và tổ chức lại sản xuất trên quy mơ tồn huyện, xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế nơng - cơng nghiệp, quốc phịng vững mạnh; Đảng, Chính phủ chủ trương cho hợp nhất một số huyện trong tỉnh. Thực hiện Thông báo số 20/CTCP ngày 05/02/1977 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 1/3/1977, hai huyện Bình Giang và Cẩm Giàng hợp nhất lại thành một huyện là huyện Cẩm Bình, trụ sở đặt tại xã Lai Cách thuộc huyện Cẩm Giàng.

Đến năm 1997, do yêu cầu của tình hình cách mạng trong giai đoạn mới huyện Bình Giang được tái lập ngày 01/4/1997, trụ sở mới đặt tại thị trấn Kẻ Sặt ngày nay.

2.1.5. Đặc điểm Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang

2.1.5.1. Đặc điểm chung

Trên địa bàn tồn huyện hiện có: 63 trường trong đó Mầm non: có 21 trường (03 trường tư thục); Tiểu học: có 18 trường ở 18 xã, thị trấn; THCS: có

19 trường, (trường THCS Vũ Hữu – là trường trọng điểm – chất lượng cao); THPT: 05 trường, trong đó có 03 trường cơng lập là : THPT Bình Giang, Kẻ Sặt, Đường An; có 01 trường THPT Dân lập Vũ Ngọc Phan; 01 Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp dạy nghề;

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của toàn ngành là 1.913 người (trong đó: cán bộ quản lý: 139 người; giáo viên: 1.506 người, nhân viên: 268 người). 100% cán bộ quản lý, giáo viên của huyện đều đạt trình độ từ chuẩn trở lên. Trong đó, trình độ trên chuẩn của bậc học Mầm non là 67,0%, của cấp Tiểu học là 78,9%, cấp THCS là 71,8% và cấp THPT là 7,8%. Tồn ngành có 1.086 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên chiếm tỉ lệ 56,8%.

Huyện Bình Giang được cơng nhận hồn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ từ năm 1991 và hồn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2001, tiếp tục duy trì và giữ vững kết quả phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục THCS theo tiêu chuẩn mới và tích cực triển khai có hiệu quả cơng tác phổ cập giáo dục bậc Trung học giai đoạn 2010 - 2015. Trung tâm GDTX, Trung tâm dạy nghề thu hút số học sinh ngày càng cao; 18/18 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Cơng tác khuyến học, khuyến tài và cơng tác xã hội hóa giáo dục từ huyện đến các xã, thị trấn hoạt động đạt hiệu quả cao.

2.1.5.2. Đặc điểm các trường THCS

Trên địa bàn huyện Bình Giang, có 19 trường THCS trong đó có 18 trường đặt tại 18 xã, thị trấn, có 1 trường THCS Vũ Hữu là trường trọng điểm chất lượng cao của huyện.

Được sự quan tâm của tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong 5 năm qua cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên các trường được chăm lo đầu tư. Đã có 10 trường đạt trường chuẩn quốc gia với đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, 19/19 trường có thư viện đạt từ chuẩn trở lên. Có 15/19 trường đủ điều kiện tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên được bố trí đủ về số

lượng, đồng bộ về cơ cấu theo Thông tư số 35/TTLT-BGD&ĐT-NV ngày 23/6/2006 của liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ về định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục công lập. Các trường đều đã tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị được cấp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy - học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở huyện bình giang, tỉnh hải dương​ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)