9. Kết cấu của luận văn
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tạ
- Nhân tố khách quan
+ Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước
Cơ chế quản lý tài chính đƣợc hiểu là hệ thống các hình thức, phƣơng pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Về nội dung, cơ chế quản lý tài chính bao gồm: kế hoạch tài chính, phƣơng pháp phân phối các nguồn tài chính, hình thức và phƣơng pháp tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng nằm dƣới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc và chịu ảnh hƣởng lớn từ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc. Do đó, cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ tạo môi trƣờng bình đẳng, tạo điều kiện phát triển cho các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính cũng có thể có những tác động tiêu cực đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thƣơng mại nói chung, công tác quản lý chi phí nói riêng. Nếu các cơ chế này không phù hợp, sẽ trở thành rào cản, trói buộc đến quá trình tự chủ về mặt tài chính của ngân hàng. Đồng thời, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc sơ hở, lỏng lẻo có thể gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính.
+ Tình hình thị trường và các yếu tố cạnh tranh
Cũng giống nhƣ các doanh nghiệp khác khi tham gia vào thị trƣờng, các ngân hàng thƣơng mại phải tính tới các điều kiện của môi trƣờng kinh doanh, qua đó xác định mục tiêu lợi nhuận. Ngày nay, cũng với sự phát triển của nền kinh tế, mỗi ngân
21
hàng thƣơng mại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc để cung ứng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất đến khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và tăng khả năng cạnh tranh, một mặt các ngân hàng thƣơng mại mở rộng quy mô, nghiên cứu nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, mặt khác cần tính toán, xác định chi phí sao cho giá dịch vụ cạnh tranh để thu hút khách hàng.
- Nhân tố chủ quan
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ [19]
Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và của một tổ chức tín dụng nói riêng. Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, đƣợc thiết lập và đƣợc tổ chức thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần làm cho công tác quản lý tài chính nói chung và quản trị chi phí nói riêng đƣợc hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt đảm bảo các khoản chi phí đƣợc thực hiện đúng quy định, hạn chế các khoản chi sai, chi thừa gây thất thoát lãng phí.
+ Trình độ cán bộ quản trị
Trình độ cán bộ quản trị là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản trị và do đó quyết định chất lƣợng công tác quản trị chi phí.
Đối với Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản trị tài chính, quản trị chi phí có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tốt để xây dựng các chiến lƣợc quản trị chi phí hiệu quả, có các định hƣớng kế hoạch kinh doanh nói chung, kế hoạch chi phí nói riêng một cách linh hoạt.
Đối với các đối tƣợng là cán bộ nghiệp vụ cần có năng lực chuyên môn vững, am hiểu các quy định về tài chính, kế toán để tiến hành kiểm tra, giám sát và đƣa ra đƣợc các đánh giá chính xác về mỗi khoản chi cũng nhƣ tình hình sử dụng chi phí đơn vị, giúp cho công tác chi tiêu, sử dụng chi phí tại ngân hàng luôn đƣợc thực
22
hiện đúng quy định, tuân thủ các chế độ quy định và tài chính, kế toán của Nhà nƣớc, góp phần vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
+ Trình độ công nghệ
Cùng với nguồn nhân lực, trình độ công nghệ là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến công tác quản lý chi phí trong các ngân hàng thƣơng mại. Để phục vụ việc quản lý chi phí thì các nhà quản trị cần có thông tin kịp thời, chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị mình để từ đó đƣa ra giải pháp điều chỉnh cần thiết. Trình độ công nghệ tiên tiến sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu thập dữ liệu đầu vào một cách chính xác, tách bạch các khoản chi phí dễ dàng. Qua đó, giúp nhà quản trị có thể đánh giá chi tiết về chi phí sử dụng cho từng hoạt đông nghiệp vụ của ngân hàng.
Trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại còn giúp cho các nhà quản trị dễ dàng cài đặt vào trong quy trình nghiệp vụ những chốt kiểm soát tự động và bán tự động, nhờ đó công tác quản trị tiết kiệm đƣợc thời gian, nhân lực và giảm thiểu các sai sót.
+ Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức của ngân hàng thƣơng mại là hình thức phân chia đơn vị thành các bộ phận, phòng ban hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể. Ngân hàng thƣơng mại có mô hình tổ chức tốt, phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho việc vận hành các quy định quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng một cách trơn tru và thông suốt. Ngƣợc lại, nếu cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng thƣơng mại không phù hợp sẽ gây đến hiện tƣợng chồng chéo chức năng nhiệm vụ, không gắn liền trách nhiệm đơn vị cá nhân, gây thất thoát, lãng phí.
+ Đặc điểm và quy mô kinh doanh
Đặc điểm kinh doanh của một ngân hàng cũng có ảnh hƣởng đến chi phí ngân hàng ấy: một ngân hàng thiên về hoạt động tín dụng sẽ có chi phí cho hoạt động tín dụng cao, còn nếu thiên về hoạt động dịch vụ sẽ có chi phí cho hoạt động dịch vụ lớn…
23
Quy mô hoạt động của ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến chi phí. Một ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh lớn sẽ có chi phí lớn vì chi nhánh nhiều thì nhân viên cũng sẽ nhiều hơn, chi phí cho việc thuê hay xây dựng điểm giao dịch cũng lớn hơn. Mạng lƣới chi nhánh lớn còn liên quan đến công tác quản trị chi phí, việc chi tiêu phát sinh ở nhiều nơi và khó quản trị hơn.