Các phương pháp quản trị chi phí quản trị kinh doanh tại ngânhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 35 - 38)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.2.3 Các phương pháp quản trị chi phí quản trị kinh doanh tại ngânhàng

thương mại [12]

Hiện nay, trên thế giới có nhiều phƣơng pháp quản trị chi phí khác nhau, mỗi phƣơng pháp có ƣu, nhƣợc điểm riêng tùy thuộc vào mức độ phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Dƣới đây là một số phƣơng pháp quản trị chi phí hoạt động kinh doanh mà các nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại thƣờng sử dụng để có thể đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc trong quản trị chi phí.

- Quản trị chi phí hoạt động kinh doanh theo quản trị chất lƣợng

Đây là một hệ thống hoạt động với mục tiêu là đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ luôn đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Hệ thống này nghiên cứu việc tăng thêm các tính năng cho sản phẩm, gia tăng độ tin cậy, độ bền vững của sản phẩm, phát triển dịch vụ khách hàng tốt nhất. Hệ thống này thực hiện nhiệm vụ

18

phân tích tất cả thông tin về chi phí của các phƣơng án hoạt động, đánh giá tác động của chúng trong việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, thu nhận và xem xét mọi ý kiến phản hồi của khách hàng. Mục đích của việc quản trị chất lƣợng là xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và giúp các ngân hàng cải thiện chất lƣợng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng.

- Quản trị chi phí hoạt động kinh doanh theo chi phí mục tiêu

Quản trị chi phí hoạt động kinh doanh theo chi phí mục tiêu là một trong các phƣơng pháp quản trị chi phí hiện đại. Phƣơng pháp này đã đƣợc thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho khách hàng.

Về lý thuyết, các nhà nghiên cứu trình bày nội dung của phƣơng pháp chi phí mục tiêu tƣơng đối giống nhau. Phƣơng pháp này cho phép các ngân hàng tạo ra các cơ sở kiểm soát chi phí mục tiêu từ các giai đoạn thiết kế các sản phẩm dịch vụ đến việc thực hiện đƣa sản phẩm dịch vụ vào hoạt động kinh doanh. Nhƣ vậy, chi phí mục tiêu sẽ gắn liền với lợi nhuận mục tiêu và trở thành công cụ quản trị chi phí mà nhà quản trị hoạch định chính sách hoạt động sử dụng trong suốt quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.

Ở giai đoạn nghiên cứu thị trƣờng và thiết kế sản phẩm dịch vụ, nhà quản trị xác định khoản thu nhập dự kiến của dịch vụ và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đƣa sản phẩm vào hoạt động kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể xác định đƣợc lợi nhuận mục tiêu mà sản phẩm, dịch mới này mang lại. Dựa vào thu nhập dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, nhà quản trị xác định chi phí trần có thể chấp nhận. Yếu tố này đƣợc coi là cố định trong phƣơng pháp.

Giai đoạn kế tiếp, nhà quản trị ƣớc tính chi phí thực hiện việc triển khai sản phẩm dịch vụ theo các điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Trên cơ sở ƣớc tính chi phí trần để xác lập chi phí mục tiêu với điều kiện chi phí mục tiêu không vƣợt chi phí trần. Sau khi xác lập đƣợc chi phí mục tiêu, các định mức chi phí sẽ đƣợc xây dựng để kiểm soát chi phí.

19

Tiếp sau đó, nhà quản trị phải tổ chức quản trị chi phí theo từng giai đoạn của quá trình ứng dụng sản phẩm dịch vụ vào thực tế sao cho chi phí thực tế không vƣợt quá chi phí mục tiêu. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tổ chức thực hiện hợp lý và quản trị chi phí thật nghiêm ngặt, không ngừng phát hiện những chi phí không hữu ích hoặc không tƣơng xứng với tầm quan trọng của sản phẩm dịch vụ để có sự thay đổi hay cải tiến liên tục để cắt giảm chi phí đạt đƣợc mức chi phí mục tiêu đề ra.

Sự khác biệt với các phƣơng pháp khác ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí và sự phối hợp của tất cả các giai đoạn của sản phẩm, dịch vụ nhằm cắt giảm chi phí. Vận dụng phƣơng pháp này đòi hỏi nhà quản trị phải hoạch định kế hoạch chi phí ở các bộ phận theo mức độ quan trọng của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm và tổ chức kiểm soát chi phí ở tất cả các khâu.

- Quản trị chi phí hoạt động kinh doanh theo hoạt động

Phƣơng pháp quản trị chi phí hoạt động kinh doanh theo hoạt động (ABC) đã đƣợc áp dụng trên thế giới cũng nhƣ các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, phƣơng pháp này chƣa đƣợc áp dụng một cách rộng rãi, một phần bởi vì các doanh nghiệp chƣa hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và phƣơng pháp áp dụng ABC, một phần bởi các nghiên cứu về phƣơng pháp này vẫn còn hạn chế tại một số nƣớc.

Theo mô hình ABC, ở bƣớc đầu tiên, nhà quản lý cần xác định đối tƣợng chi phí là gì, ví dụ nhƣ: ngân hàng cần xác định chi phí cho mỗi sản phẩm dịch vụ, hay chi phí theo từng khách hàng, vì mỗi khách hàng có hoạt động giao dịch về các sản phẩm, dịch vụ khác nhau.

Tiếp theo đó, các ngân hàng cần xác định đƣợc các hoạt động để tạo ra sản phẩm hay liên quan đến đối tƣợng chi phí vừa xác định ở trên bao gồm cả hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Thông thƣờng, các hoạt động trực tiếp liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ thì dễ xác định còn các hoạt động sản xuất chung có liên quan gián tiếp đến sản phẩm, dịch vụ sẽ khó xác định hơn. Việc xác định các hoạt động liên quan đến đối tƣợng chi phí là cơ sở để thực hiện các bƣớc tiếp theo.

20

Trên cơ sở các hoạt động liên quan đến đối tƣợng chi phí đã đƣợc đƣa ra ở trên, ngân hàng sẽ nhóm các hoạt động vào từng nhóm nhƣ nhóm hoạt động thiết kế sản phẩm, nhóm hoạt động liên quan đến quan hệ khách hàng…

Căn cứ vào chi phí cho từng nhóm hoạt động, chi phí sẽ đƣợc chia cho tổng số hoạt động để xác định đơn giá của một hoạt động. Dựa vào tổng số nhóm hoạt động liên quan đến đối tƣợng chi phí để xác định chi phí cụ thể cho từng hoạt động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.

1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)