Sự cần thiết của quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngânhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1 Sự cần thiết của quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngânhàng

thương mại

Hiện nay, các tổ chức kinh doanh trên khắp thế giới đều phải đối mặt với ba thử thách lớn. Một là, các nhà quản lý phải hiểu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng của thị trƣờng kinh doanh quốc tế để họ xác định đƣợc vị trí mà doanh nghiệp có đủ khả

11

năng cạnh tranh. Hai là, các nhà quản trị phải đặt ra một kế hoạch dài hạn để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Ba là, doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống thông tin quản trị và hệ thống thống kiểm soát quản trị nhằm tiếp tục điều hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với kế hoạch và mục tiêu đề ra.

Để quản lý đƣợc doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng đầy cạnh tranh nhƣ vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải phân tích và đƣa ra các quyết định mang tính quản trị, điều hành. Đối với lĩnh vực ngân hàng, chi phí ảnh hƣởng đến việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng. Quản trị chi phí để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho ngân hàng, thể hiện qua một số điểm sau:

- Quản trị chi phí tốt giúp gia tăng lợi nhuận: ngân hàng thƣơng mại là đơn vị kinh doanh, do vậy mục tiêu của ngân hàng là hƣớng đến lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận đƣa ra, các ngân hàng thƣờng chú trọng đến việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Việc tăng doanh thu phụ thuộc rất lớn vào thị trƣờng và thƣờng dẫn đến tăng chi phí, thậm chí trong nhiều trƣờng hợp chi phí còn tăng nhanh hơn doanh thu. Do đó, tập trung quản trị chi phí để tiết giảm chi phí hoặc làm cho mức tăng của chi phí nhỏ hơn mức tăng của doanh thu là những lựa chọn có tính khả thi cao trong công tác điều hành của nhà quản trị.

- Quản trị chi phí giúp ngân hàng có thể đƣợc giá thành mỗi sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nhờ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, ngân hàng mở rộng đƣợc thị phần, chiếm lĩnh thị trƣờng,… những điều này không chỉ mang lại lợi ích trƣớc mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của ngân hàng.

- Quản trị chi phí giúp nhà quản trị ngân hàng nhận diện đƣợc các phƣơng án kinh doanh hiệu quả và nắm bắt đƣợc cơ hội kinh doanh: trong quá trình thực hiện quản trị chi phí, việc ghi chép và phân tích chi phí sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng nhận diện và so sánh các cơ hội, phƣơng án kinh doanh. Một phƣơng án hoặc sản phẩm dịch vụ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì đó chính là cơ hội để ngân hàng kiếm lợi nhuận nhƣng chỉ những phƣơng án có chi phí hợp lý và lợi nhuận cao mới đƣợc nhà quản trị lựa chọn.

12

- Quản trị chi phí còn giúp các ngân hàng thƣơng mại cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu về tình hình tài chính, chi phí, thu nhập cho các cơ quan quản lý, các cổ đông và các đối tác bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chi phí hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)