Thái Lan trước giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 36 - 38)

Nền kinh tế Thái lan vào từ những năm 1990-1995 tăng trưởng vượt bật, GDP tăng từ 8.08% (năm 1992) lên 9.24% (1995), lạm phát ở mức thấp (-9.5%) đã tạo sức ép tăng giá đồng bản tệ. Để tránh việc nâng giá ảnh hưởng tới cán cân

thương mại, Chính phủ Thái Lan đã ổn định tỷ giá mức cao hơn tỷ giá thực. Đồng Baht Thái ổn định cùng với chính sách tự đo hóa giao dịch vốn. Tài khoản vốn của

Thái Lan luôn duy trì ở trạng thái mở, đặc biệt là đối với luồng vốn vào. Dòng vốn

nước ngoài đổ vào ồ ạt dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tiền gửi, vay nợ thương mại ngắn hạn… Theo thống kê chỉ trong vòng 10 năm từ

năm 1987-1996 đã có đến 100 tỷ USD đổ vào Thái Lan trong đó trên 70% số vốn này là vốn ngắn hạn được dùng đầu tư dài hạn, trong khi dự trữ ngoại hối thấp hơn nợ ngắn hạn gây nên tình trạng khó chi trả cho các khoản nợ đến hạn của nước

Thái Lan đã chọn chế độ tỷ giá ổn định suốt thời gian dài, điều này khiến giá trị thực của Baht tăng lên cao hơn so với USD. Tuy nhiên duy trì tỷ giá cố định

trong điều kiện kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Mỹ và Thái Lan khác nhau cũng tạo

nên áp lực về cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại kéo theo thâm hụt cán cân

vãng lai ngày càng gia tăng từ -6.126 tỷ USD năm 1990 đến -14.351 tỷ USD (1996), mức thâm hụt này trong thời gian dài được bù đắp bằng thặng dư cán cân vốn. Vốn nước ngoài tăng nhanh trong điều kiện các yếu tố vĩ mô không tăng tương ứng đã làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Cho vay, đầu tư quá nhiều vào bất động sản gây nên tình trạng bong bóng. Dòng vốn đổ vào một cách ồ ạt làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng, chính sách tiền tệ kém hiệu quả và khu

vực tài chính trở nên dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài và bên trong không chỉ đe dọa triển vọng về lạm phát, mà còn làm phức tạp thêm việc thực hiện chính sách tiền tệ trong môi trường thực hiện chính sách tỷ giá cố định và có ít các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp.

Thái Lan đã thực hiện biện pháp kiểm soát vốn bằng cách

- Tăng tỷ lệ bắt buộc thêm 7%, đối với các tài khoản bằng đồng Bath của những người không cư trú có kỳ hạn dưới một năm và các khoản vay nợ nước ngoài ngắn hạn của các công ty tài chính.

- Yêu cầu các tổ chức tài chính tạm hoãn giao dịch đối với người không cư trú.

- Ngăn cấm việc mua bán trước khi những hối phiếu được định giá bằng đồng Bath và yêu cầu các công cụ nợ phải thanh toán bằng đồng USD

- Ngăn cấm nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các quỹ trong nước bằng đồng Baht

- Yêu cầu người không cư trú sử dụng tỷ giá trong nước để đổi tiền thu được bằng đồng baht từ việc bán cổ phiếu. Mục đích của việc kiểm soát này nhằm loại trừ những người không cư trú tham gia vào thị trường tín dụng nội địa để tạo ra một dòng tiền ngắn hạn trong nước

Cho dù những biện pháp kiểm soát này có thể ảnh hưởng đến khối lượng hoặc cơ cấu kỳ hạn của các luồng vốn vào, nhưng Thái Lan vẫn là nước có luồng

vốn đảo ngược mạnh và kinh tế suy giảm. Những biện phát kiểm soát vốn cũng bất

lực trong việc hạn chế các ngân hàng chuyển tải các luồng vốn vào tới các khu vực phi sản xuất không có tiềm năng thu ngoại tệ. Cuối cùng Chính phủ Thái Lan phải tuyên bố thả nổi tỷ giá vào tháng 7/1997, đồng Baht ngay lập tức bị mất giá. Đó là

những nguyên nhân quan trọng đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan năm 1997.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)