Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản tổng hợp phản ánh tình trạng thu chi bằng ngoại tệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một khoản thời gian nhất định, thường là 1 năm. IMF quy định, cán cân thanh toán là một báo cáo thống kê tổng hợp lại một cách có hệ thống những giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới trong một khoản thời gian xác định. Các giao dịch, mà chủ yếu là giữa người cư trú và không cư trú, bao gồm, các giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, và thu nhập, các giao dịch liên quan đến trái quyền và các nghĩa vụ nợ với phần còn lại của thế giới, và những luồng chu chuyển vãng lai một chiều.
Kết cấu của CCTTQT gồm các cán cân bộ phận. Trong đó cán cân vãng
lai phản ánh các giao dịch quốc tế về thương mại (xuất nhập khẩu hàng hóa), dịch vụ (vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, ngân hàng…), thu nhập của người lao động, đầu tư và chuyển giao vãng lai (viện trợ không hoàn lại, quà tặng
và các khoản chuyển giao khác bằng tiền hay hiện vật cho mục đích tiêu dùng).
Cán cân vốn tổng hợp các giao dịch về tài sản nợ và tài sản có bao gồm những hạng mục đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các giao dịch chuyển giao vốn quốc tế
(là khoản cho tặng bằng tiền, thường gắn liền với việc mua tài sản cố định, ví dụ như viện trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng…) được thực hiện giữa người cư trú và người không cư trú cho mục đích đầu tư và dự tữ tài sản. Và cuối cùng, sự thay đổi dự trữ quốc tế sẽ cân bằng với cán cân vãng lai và cán cân vốn.
Theo phương trình cân bằng cán cân thanh toán quốc gia, thâm hụt cán cân vãng lai biểu hiện sự hấp thụ vượt mức trong tổng sản phẩm quốc gia tính theo giá trị thị trường, hay tương tự là sự vượt mức của tổng đầu tư so với tiết kiệm nội địa. Thâm hụt thương mại và thâm hụt cán cân vãng lai thường được hiểu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước nhiều hơn sản xuất. Để có nguồn ngoại tệ trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, một quốc gia cần đến dòng vốn nước ngoài chảy vào. Vì vậy, thâm hụt vãng lai thường được tài trợ bởi thăng
dư cán cân vốn. Tuy nhiên nếu không có thặng cán cân vốn, nước nhập siêu buộc phải sử dụng dự trữ ngoại hối để đáp ứng như cầu nhập khẩu. Mặc khác nếu dự trữ ngoại hối không đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ tạo sức ép gỉam giá nội tệ. Nói chung thâm hụt cán cân vãng lai là bền vững nếu như nó được tài trợ bởi các dòng vốn vào đi kèm (Mann, 2002, Obstfeld và Rogoff, 2000)[30], [32]. Tuy nhiên mức độ bền vững của thâm hụt cán cân vãng lai sẽ không rõ ràng nếu xét đén khả năng đảo chiều hoặc ngừng đột ngột của các dòng vốn (Milesa-Ferretti và Razin, 1998)[31]
Như đã phân tích ở mục 1.1.2.1, FDI ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán của nước tiếp nhận. Thực tế vốn nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong việc tăng đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển đối với nước tiếp nhận, tuy nhiên việc sử dụng vốn nước ngoài luôn đặt ra những thách thức cho việc cải thiện CCTTQT trong tương lai, đặc biệt khi nguồn vốn FDI, ODA vào kéo theo một khoản nợ cho nước tiếp nhận. Việc tiếp nhận vốn đầu tư chỉ mang tính thời điểm còn khi các Doanh
nghiệp nước ngoài đi vào hoạt động nó sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cán cân thanh
toán. Vì sau khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp
nước ngoài sẽ bắt đầu chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cùng với thu nhập của cá nhân người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp. Số ngoại tệ chuyển ra càng lớn
khi nước tiếp nhận có nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động. Bên cạnh đó, khi hoạt động các doanh nghiệp nước ngoài phải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc cần thiết để phục vụ cho hoạt động của họ. Vì vậy sẽ có thêm một luồng ngoại tệ nữa bị chuyển ra nước ngoài để thanh toán tiền mua hàng. Tất cả các dòng tiền chuyển ra nước ngoài này được thể hiện trên tài khoản cán cân vãng lai, là nguyên nhân gây thêm hụt cán cân vãng lai, góp phần làm tăng tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán của một quốc gia