Trong năm 2006-2007, cùng với sự phát triền của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Một lượng vốn lớn từ nước ngoài đổ vàoViệt Nam. Để duy trì tỷ giá ổn định, tăng dự trữ quốc gia, NHNN đã đưa VND ra lưu thông trên thị trường tiền tệ là 112,000 tỳ đồng để mua vào 7 tỷ USD, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Việc mua vào lượng ngoại tệ lớn của NHNN đã làm tăng cung tiền VND. Công cụ thị trường mở không đươc tiến hành kịp thời và có hiệu quả, khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, lạm phát bắt đầu tăng cao. Đến đầu năm 2008 khi lạm phát tăng quá cao NHNN mới phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu kho bạc để hút một lượng nội tệ lớn từ lưu thông về. Như vậy trong giai đoạn 2006-2008, bên cạnh
việc mở cửa cho dòng vốn ngoại chảy vào tăng đột biến năm 2007 cùng với việc cố
định tỷ giá với biên độ giao động hẹp trong thời gian dài đã làm cho Việt Nam đánh đổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, mất đi tính độc lập của chính sách tiền tệ. Cụ thể tác động của “bộ ba bất khả thi” là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cung tiền, gia tăng lạm phát và căng thẳng lãi suất vào năm 2008
Biểu đồ 2. 15: Diễn biến lãi suất của Việt Nam
Nguồn: NHNN [35]
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán lan sang thị trường bất động sản, xuất hiện “bong bóng” tài sản trong nền kinh. NHNN chủ động phá vỡ bong bóng bằng cách thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế tăng trưởng tín dụng đặc biệt vào khống chế dư nợ cho vay vào hai lĩnh vực này, tăng dự trữ bắt buộc đối với NHTM…Việc thắt chặt tiền tiền tệ đột ngột gây tổn thương cho thị
trường tiền tệ xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản và đẩy mạnh mặt bằng lãi
suất lên cao. Lãi suất cơ bản nhà nước quy định lên tới 14%/năm
Cuối năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng vốn nước ngoài đã chảy ra khỏi thị trường Việt Nam, nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, dự trữ ngoại hối thấp, thâm hụt thương mại ngày càng nghiêm trọng, hệ thống tài chính ngân hàng thiếu thanh khoản trầm trọng… Trước bối cảnh đó NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, đưa ra những gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, giảm nhẹ các lãi suất điều hành ở mức không quá 8%/năm, điều chỉnh gỉảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc các NHTM, nhằm kích thích tiêu dùng, đưa vốn ra nền kinh tế.
Sang năm 2009 dòng vốn FDI vào Việt Nam ổn định ở mức 7.46% GDP, vốn FPI vẫn chưa có tín hiệu tốt. NHNN vẫn thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, hạ lãi suất cơ bản từ mức 8.5% xuống còn 7%/năm, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cập với nguồn chi phí giá rẻ. Lạm phát năm 2009 được kiểm soát chặt chẽ
Đầu năm 2010 thị trường tiền tệ tương đối ổn định, tăng tưởng kinh tế chỉ đạt 5.57% thấp hơn mục tiêu đề ra là 6.5% trong năm. Vốn nước ngoài vào thị trường chứng bắt đầu tăng lên vào giữa năm 2010. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng NHNN tiếp tục kích thích các NHTM cho vay ra, tiếp tục điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất cho vay bằng cách áp dụng trần lãi suất cho vay 10.5%/năm. Cung tiền ra nền kinh tế tiếp tục tăng lên, lạm phát cuối năm 2010 lại tăng lên theo. Lúc này NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời điểm cuối năm các doanh nghiệp đang cần vốn, đồng thời gây khó khăn về thanh khoản cho NHTM.
Năm 2011 đến 2012 , NHNN chủ động kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2011 bằng điều chỉnh chính sách tiều tệ sang hướng thắt chặt. Vốn FPI vào trong nước giảm, ngoại tệ trong nước khan hiếm, chính sách tỷ giá ổn định đã được nới lỏng. Tuy nhiên ảnh hưởng của tăng trưởng cung tiền và tín dụng quá nóng và chính sách tiền tệ thắt chặt đột ngột đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì phải chịu lãi suất cho vay quá cao có mức lên mức 21%/năm, thị trường chứng khoán và bất động sản trong nước đóng băng, nợ xấu ngân hàng tăng lên, thanh khoản ngân hàng kém dẫn đến cạnh tranh thiếu lạnh mạnh trong hệ thống… Năm 2012 có nhiều diễn biến tích cực hơn, lạm phát so với cùng năm trước liên tục giảm từ mức 18.1% cuối năm 2011 xuống còn 6.81% vào năm 2012.
Như vậy trong suốt giai đoạn qua Nhà nước đã lựa chọn mục tiêu chính
sách tiền thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hướng cho NHTM cho vay theo lãi suất thỏa thuận theo văn bản số 1288/NHNN-CSTT ngày 27/2/2009, thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 3/2/2009 về thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng và nhiều thông tư khác liên quan.