GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 99 - 118)

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đã thu hút, làm cho vốn FDI thực sự mang lại lợi ích cho quốc gia, và mang lại lợi ích cho nhà đầu tư cần thực hiện hệ thống các giải pháp sau

Gii pháp chung cho nn kinh tế

Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố hàng đầu trong việc thu hút FDI. Giảm lạm phát, lãi suất tín dụng thấp, ổn định tỷ giá là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng

Thứ hai, ổn định chính trị - xã hội của Việt Nam được coi là ưu thế trong

hoạt động thu hút FDI. Mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu thế về quy mô thị trường, đặc biệt là ưu thế về tính tiêu dùng của người Việt Nam, nhất là đối với hàng hóa đắt tiền, có giá trị cao.

Gii pháp trc tiếp đến FDI: Cần sửa đổi một cách cơ bản chính sách ưu đãi FDI theo hướng:

- Ưu đãi cao nhất đối với dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, đào tạo và giáo dục, bệnh viện, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời

- Ưu đãi đối với khu công nghệ, khu chế xuất, khu công nghệ cao, điều chỉnh thích ứng với định hướng ngành, lĩnh vực

Thứ nhất, chính sách ưu đãi tài chính bằng các ngân sách nhà nước hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài một khoản tiền khi thực hiện dự án đầu tư, NHTM ưu tiên

cho vay đối với những dự án đầu tư thuộc ngành, lĩnh vực thu hút FDI, đảm bảo ngoại hối khi chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang ngoại tệ phục vụ nhu cầu xuất khẩu, chuyển vốn là lợi nhuận về nước

Thứ hai, chính sách ưu đãi phi tài chính với các quy định về thương quyền

trong kinh doanh nội địa và trong hoạt động xuất khẩu.

Thứ ba, cần áp dụng ưu đãi linh hoạt đối với các nhà đầu tư, vùng lãnh thổ và địa phương. Chính sách ưu đãi được thực hiện theo nguyên tắc có điều kiện và

có thời hạn. Các nhà đầu tư thực hiện tốt những mục tiêu kỳ vọng có thể được gia hạn hoặc tăng thêm ưu đãi. Các nhà đầu tư không thực hiện đầy đủ cam kết về điều kiện ưu đãi thì không được áp dụng các ưu đãi, có thể buộc phải bồi hoàn các ưu đãi đã được hưởng.

Để khắc phục hiện tượng không thống nhất giữa pháp luật và nghị định có liên quan, kiến nghị Chính Phủ ban hành nghị định về chính sách ưu đãi riêng đối với FDI.

Phân biệt giữa doanh nghiệp FDI với dự án đầu tư bao gồm: điều kiện tiếp cận thị trường (tỷ lệ góp vốn) của nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết của WTO và xác định dự án/ doanh nghiệp FDI để thực hiện theo quy trình thủ tục đầu tư áp dụng đối với FDI.

Các gii pháp nâng cao môi trường qun lý Nhà nước và đầu tư, cần phải tiếp tục thực hiện cải cách môi trường đầu tư, đặc biệt bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng đầu tư của hệ thống cơ sở hạ tầng

Tiếp tục cải tiến công tác thẩm định dự án FDI theo hướng giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, chỉ giữ lại nội dung cần thiết để tính toán hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo lợi ích của quốc gia, của từng địa phương, năng lực thực hiện dự án của nhà đầu tư, giảm thời gian thẩm định, cấp phép, tạo điều kiện cho nhà nhà đầu tư sớm đưa dự án vào kinh doanh.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư liên qua tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhằm giải quyết những khó khăn trong hoạt động đầu tư của, đặc biệt là những vướng mắt trong việc áp dụng các qui định về điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư

Nằm trong khu vực phát triển và năng động nhất của thế giới, nơi đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút FDI. Việt Nam vẫn phải nổ lực cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, nhằm giữ ưu thế cạnh tranh trong thu hút FDI đang rất cần vào Việt Nam

Gii pháp khuyến khích đầu tư trc tiếp ra nước ngoài

Thứ nhất, từng bước dỡ bỏ các rào cản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hầu

hết các quốc gia đều có một số giai đoạn phải kiểm soát dòng vốn FDI ra ngoài thông qua các quy định và quy chế để tránh tác động tiêu cực đối với cán cân thanh toán (đào thoát vốn và ngoại hối). Việc dỡ bỏ các rào cản kiểm soát này chỉ diễn ra khi có sự thặng dư đủ lớn đối với tài khoản vãng lai. Hàn Quốc được coi là nước kết hợp hài hòa giữa chính sách tự do hóa đầu tư ra nước ngoài, bảo hộ ngành cùng với diễn biến kinh tế vĩ mô, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ hai, xây dựng các công cụ chính sách xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. Các biện pháp khuyến khích được sử dụng làm giảm chi phí các dự án đầu tư ra bên ngoài, bao gồm cả cho vay ưu đãi, vốn cổ phần, xuất khẩu tín dụng và các biện pháp kích thích thuế, cung cấp thông tin, các dịch vụ liên quan và liên kết. Các công cụ chính sách bổ trợ để xúc tiến đầu tư trực tiếp ra ngoài rất đa dạng, được kết hợp lồng ghép với các chính sách đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này

Thứ ba, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Những cơ quan nhà nước quan trọng nhất trong lĩnh vực này bao gồm: cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) và các cơ quan tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; ngân hàng xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phải xác định mức độ tối ưu và các dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong từng bối cảnh cụ thể.

3.3 GII PHÁP ĐỐI VI DÒNG VN FPI

V thc thi chính sách m ca thu hút vn

Thực tế thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn trong đó có FPI. Nhiều giải pháp đột phá được thực hiện kề từ khi ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán với nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cụ thể: đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa, lượng vốn cần để phát triển được xác định là nhiều hơn nữa. Vì vậy trong

thời gian tới, bên cạnh thu hút FDI, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút FPI, khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn, nhằm tạo nguồn

vốn dồi dào phục vụ cho sự phát triển.

VChính sách kim soát vn FPI: Cần có một khuôn khổ pháp lý hiệu quả để dòng vốn FPI vào Việt Nam nhiều hơn và bền vững hơn. Căn cứ vào tình

hình điều chỉnh chính sách và thực trạng dòng vốn FPI của Việt Nam trong thời gian qua, có thể đưa ra một số gợi ý về giao dịch vốn như sau:

- Thứ nhất, cần nhanh chóng ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản

hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán trên các

khía cạnh có liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài, tránh tình trạng Luật đã cho phép nhưng chưa có những nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài

- Thứ hai, cần xây dựng ngay cơ chế quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và sự an toàn của thị trường tài chính. Việt Nam cần phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng các phương án đối phó thích hợp nhằm giám sát, phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động thị trường tài chính tiêu cực do đầu cơ, độc quyền, lũng đoạn, thiếu thông tin về thị trường. Để cơ chế quản lý, giám sát vốn hiệu quả, cũng cần phát triển mạnh hệ

quy định pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm, chất lượng công bố thông tin

đối với các cơ quan nhà nước, cũng như đối với các doanh nghiệp phát hành

chứng khoán. Hệ thống kiểm toán, kế toán phải thực hiện nghiêm túc, minh bạch

để cung cấp thông tin chính xác về tình hình doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Việt Nam rất cần khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới như Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam để nâng cao tính minh bạch hóa, công khai hóa thông tin đối với giới đầu tư.

- Thứ ba, khuyến khích các tổ chức tài chính mua cổ phần ngân hàng, công ty chứng khoán trong nước. Đây là một trong những biện pháp giúp tăng năng lực

của các công ty chứng khoán Việt Nam để phục vụ tốt hơn cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Thứ tư, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống tài chính – ngân hàng. Chính sách tỷ giá hối đoái nên được mở rộng biên độ dao động để tỷ gia có khả

năng linh hoạt hơn, gần sát với thực tế hơn và phản ánh chính xác hơn cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ cũng cần xây dựng các biện pháp quản lý

dòng tiền vào trên tài khoản vốn và có những dự báo chính xác về khoản tiền ngoại hối trên trên tài khoản vốn. Hơn nữa, cũng cần phải duy trì tốt năng lực dự trữ ngoại hối quốc gia để có khả năng can thiệp kịp thời khi thị trường có biến động. Dự trữ ngoại tệ có tác dụng chống đỡ những cú sốc cho nền kinh tế trong thương mại quốc tế và điều hòa những biến động của các dòng lưu chuyển vốn.

- Thứ năm, nên tăng giới hạn sở hữu cổ phần, cổ phiếu của các nhà đầu tư

nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam và tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, Việt Nam chỉ cho các nhà đầu tư nước ngoài và các

tổ chức cá nhân có liên quan chỉ nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Thực tế cho thấy, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng đối tối đa tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là Indonesia tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 100%, Malaysia (100%), Singapore (100%). Thiết nghĩ, với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu đối với nhà đầu tư nước ngoài là động lực để phát triển thị trường chứng khoán. Theo đó, Việt Nam cần xem xét cho phép các nhà đầu tư

nước ngoài nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao hơn, với mức 100% có thể chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng cũng nên tiếp cận với quan điểm nới lỏng dần dần. Bên cạnh đó, nên có những quy định riêng áp dụng cho một số ngành quan trọng có tác động lớn đối với nền kinh tế như ngành ngân hàng, năng lượng…Trong những ngành này, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nên áp dụng ở mức không quá 49%. 3.4 GII PHÁP ĐỐI VI DÒNG VN ODA V thu hút vn

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành công tác tiếp nhận ODA. Thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi từng dự án chặt chẽ

- Tăng cường công tác cán bộ, đầu tư đào tạo để nâng cao năng lực cho những cán bộ thuộc bộ phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, ký kết những hiệp định với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa cả về số lượng và chất lượng của nguồn vốn thu hút được

V kim soát và s dng vn

Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó nguồn ODA có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây sẽ là nguồn tài nguyên chủ yếu để Chính phủ đầu tư tái thiết nâng cấp cơ sở hạ tầng. Để góp phần nâng cao hơn nữa việc thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả tại Việt Nam, cần phải có một số giải pháp trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.

Thứ nhất, phải có quan niệm đúng đắn về vai trò và bản chất nguồn vốn

ODA. Tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA (thời gian, lãi suất). Mặc dù một phần

tỷ lệ của dòng vốn này là không hoàn lại nhưng phần lớn là vốn vay mà đã vay thì phải trả nợ. Vì vậy, nếu vay mà sử dụng không có hiệu quả thì gánh nặng nợ quốc gia sẽ ngày càng trầm trọng. Từ đó có kế hoạch chuẩn bị dự án và thẩm định dự án một cách cẩn thận và khoa học để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Đồng thời cần xây dựng kế hoạch trả nợ một cách chi tiết cụ thể, không tạo áp lực cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, xây dựng hoạch trả nợ trong tương lai. Lãi suất vay của ODA

thường là thấp nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên. Hơn nữa, đây là lãi suất vay ngoại tệ nên phải tính thêm vào lãi suất phần giảm giá của VND theo công thức: lãi suất của khoản vay ngoại tệ = lãi suất ngoại tệ + sự giảm giá của nội tệ. Với cách tính toán như trên thì lãi suất vay sẽ không quá thấp. Vì vậy cần khi đàm phán vốn vay cần phải tính đến yếu tố trượt giá của VND để thỏa thuận lãi suất cho phù hợp, đồng thời thường xuyên cập nhật những thông tin trong và ngoài nước về sự biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay để xử lý kịp thời và có những quyết định đúng đắn tránh tình trạng lỗ do những tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.

Thứ ba, tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước. Cùng với việc thu hút ODA là vấn đề nguồn vốn đối ứng trong nước. Khả năng hấp thụ viện trợ tùy thuộc vào mức độ đáp ứng của nguồn lực trong nước. Nếu các nguồn lực trong nước quá yếu kém (thể hiện qua nguồn vốn trong nước thấp, năng lực cán bộ hạn chế, các yếu tố đầu vào thiếu thốn, hệ thống pháp lý không rõ ràng chặt chẽ…) thì sẽ phát sinh hiện tượng viện trợ nước ngoài quá tải và không được sử dụng một cách có hiệu quả.

Thứ tư, thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi từng dự án chặt chẽ. Để nguồn vốn này phát huy vai trò trong việc xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, chúng ta cần xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA một cách hợp lý. Trong điều kiện nguồn vốn trong nước hạn chế, để nguồn vốn nước ngoài phát huy hiệu quả nhanh chóng nên tập trung vào một số lĩnh vực, vùng lãnh thổ có lợi thế tương đối và có khả năng gây tác động phát triển kinh tế

Thứ năm, cải tiến cơ chế quản lý và điều phối viện trợ. Cần có sự phối hợp

đồng bộ giữa các ngành địa phương và chủ đầu tư để nâng cao tỷ lệ giải ngân trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 99 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)