Tác động đến dự trữ ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 83 - 86)

Dự trữ ngoại hối là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế vơi nước ngoài. Bên cạnh đó dự trữ ngoại hối còn là cơ sở cho việc phát hành tiền và sử dụng như một lực lượng để caan thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết tỷ giá. Như vật dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế

Biu đồ 2. 16: D tr ngoi hi ca Vit Nam

Đơn v tính: t USD

Nguồn: Tổng cục thống kê 2013 [25]

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai và dần dần nới lỏng quản lý đối với các giao dịch vốn một cách có chọn lọc. Do đó, hoạt động kinh tế đối ngoại và các luồng chu chuyển vốn trong thời gian gần đây tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là luồng vốn đầu tư gián tiếp và có xu hướng tiếp tục gia tăng đã góp phần tăng dự trữ noại hối của Việt Nam trong năm 2007, 2008

Năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8.2 tỉ USD, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế vốn nước ngoài chuyển ra khỏi Việt nam với tỷ trọng lớn, nhập siêu tăng cao, dẫn đến dự trữ ngoại hối giảm còn 16.02 tỷ USD, thị trường ngoại hối có biểu hiện căng thẳng về cung cầu, gây sức ép lên tỷ giá.

Tiếp theo, năm 2010 dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống còn 12.05 tỷ USD, mức thấp nhất trong giai đoạn vì nền kinh tế bị ảnh hưởng suy. Với mức dự trữ ngoại hối là nguyên nhân gây nên mối quan ngại về sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Các tổ chức nước ngoài cung cấp những thông tin bất lợi cho Việt Nam. Như Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm từ mức ổn định xuống mức tiêu cực, Morgan Stanley nhận định tình trạng khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra ở Việt

Nam. Trong báo cáo của Moody nhận định nguyên nhân khiến nguồn dự trữ giảm sút là do thị trường dự báo rằng VND sẽ tiếp tục mất giá và lạm phát sẽ leo thang ngày càng mạnh và nguyên nhân chính của sự sụt giảm dự trữ ngoại hối do thâm hụt cán cân thanh vãng lai do tình trạng nhập siêu liên tục, nên chìa khóa căn bản cho vấn đề này là phải giảm nhập siêu. [44]

Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định thị trường ngoại hối những tháng đầu năm 2011. Đặc biệt, sự kết hợp giữa thắt chặt tín dụng và điều chỉnh tỷ giá tiền đồng hợp lý đã hỗ trợ để ổn định thị trường ngoại hối nói riêng và kinh tế vĩ mô nói chung. Theo số liệu của IMF, trong tháng 5/2011 [29], Ngân hàng Nhà nước đã mua bổ sung thêm 900 triệu USD, đưa tổng dự trữ ngoại hối hiện tại lên mức 13,5 tỷ USD.

Những phản ứng kịp thời của chính sách tiền tệ kết hợp đồng bộ với nhiều chính sách khác đã giúp Việt Nam sớm vược qua khó khăn của khủng hoảng. Năm 2012 kinh tế Việt Nam đã dần ổn định và phục hồi, điểm sáng là lạm phát thấp và thặng dư thương mại đã giúp giảm sức ép lên tỷ giá VND/USD và ổn định tỷ giá tạo thuận lợi cho việc duy trì tính hấp dẫn của kênh tiếp kiệm và giảm nhu cầu tích trữ USD đóng góp tăng vào nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Dòng vốn nước ngoài vào tăng mạnh mẽ, chủ yếu vốn FDI trung dài hạn tập trung tăng ở lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà Việt Nam được City Group đánh giá xếp vào trong nhóm 3G (Global Growth Gennerators) và nhóm nước Next 11 của Goldman Sachs, cho thấy Việt nam vẫn có tiềm năng trong mắt giới đầu tư quốc tế. Đồng nghĩa với vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Trong bối cảnh tiết kiệm nội địa không đủ tài trợ chi tiêu đầu tư thì dòng

vốn nước ngoài trở thành một động lực qun trọng cho tăng trưởng kinh tế. Hơn

nữa dòng vốn này tăng cao đã giúp ổn định cung cầu ngoại tệ và ổn định tỷ giá

trên thị trường góp phần bình ổn CCTT. Tuy nhiên dòng vốn vào không phải lúc

nào cũng được thanh lọc và trung hòa tốt, biện pháp trung hòa dòng vốn vào của

gây những cú sốc về cung cầu ngoại tệ ảnh hưởng lớn đến tỷ giá, cán cân thương mại và thậm chí dẫn đến rủi ro khủng hoảng CCTT. Qua đó cho thấy Việt Nam cần phải quản lý kiểm soát dòng vốn vào chặt chẽ hơn, đặc biệt vốn có tính đầu cơ như FPI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)