Vào những năm 1990, Trung Quốc đã thực hiện chính sách tỷ giá cố định nhằm tạo lợi thế cho hoạt động xuất khẩu, cùng với những yếu tố thuận lợi về thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối liên tục gia tăng.
Trung Quốc đã xây dựng lộ trình cải cách và tự do hóa tài chính một cách hợp lý dựa trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của tự do hóa giao dịch vốn và thực trạng kinh tế của đất nước. Trung Quốc đã xác định những bước đi rất cụ thể bắt đầu từ việc tự do hóa FDI, ngoại thương và những cải cách hệ thống Ngân hàng,
các định chế tài chính
Trên thị trường vốn Trung Quốc cho phép thành lập các quỹ đầu tư nhưng chỉ nắm giữ chưa đến 10% vốn trên thị trường chứng khoán và ít nhiều bị mất tín nhiệm với thị trường vốn quốc tế. Trong khi đó Quỹ bảo hiểm và quỹ đầu tư đã được thành lập nhưng chưa được phép đầu tư vào cổ phiếu, không được phép mua trái phiếu công ty. Các định chế tài chính nước ngoài bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng và các công ty quỹ nước ngoài chỉ được tham gia thị trường vốn ở mức độ hạn chế với tỷ trọng ở mức khoản 3% giá trị thị trường không được phép đầu tư vào trái phiếu Chính phủ
Trung Quốc thực hiện tự do hóa giao dịch vốn và coi đó là mục tiêu cuối
cùng của mở cửa thị trường tài chính. Từ năm 1994, Trung Quốc có những điều
chỉnh quản lý ngoại hối theo hướng thông thoáng hơn.
- Cho phép các công ty xuất khẩu tăng tỷ lệ nắm giữ ngoại tệ
- Các công ty nước ngoài từng bước được giao dịch, mua bán các ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện cho đồng Nhân dân tệ xâm nhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ quốc tế.
- Năm 1998, để bảo vệ đồng Nhân dân tệ trước tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, Trung Quốc quay lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối…
Song song với những quản lý chặt chẽ trên thị trường ngoại hối, Chính phủ Trung Quốc đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm kích cầu. Trong năm 1998, Trung Quốc đã ba lần hạ lãi suất cho vay và tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ. lãi suất tái chiết khấu cũng giảm 1.91%, giảm lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, đồng thời hạ thấp dự trữ bắt buộc, tăng cường nghiệp vụ mở của NHTW (nguồn PBC-
People’s Bank of China), chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích thích
tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. Một loạt điều chỉnh nhằm tác động giúp Trung Quốc duy trì tốc độ xuất khẩu và tăng tưởng kinh tế cao.
Như vậy, đối các giao dịch vốn Trung Quốc đã mở cửa có giới hạn. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có quyết định điều chỉnh theo hướng thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế tăng trưởng nóng của nền kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán. Về việc quản lý nợ vay, Trung Quốc quyết định hạn mức cho vay nợ trung dài hạn hàng năm, quy định thời hạn trả nợ và các loại tiền vay và phân bổ cho các ngành nghề, khu vực các dự án sử dụng vốn nước ngoài và đầu tư bằng vốn nước ngoài đều được thẩm tra, đặc biệt nhấn mạnh giám sát chặt chẽ chu chuyển của dòng vốn ngắn hạn, hạn chế việc chuyển vốn ngoại hối ra nước ngoài.
Một bài học chung rút ra từ những trường hợp tự do hóa giao dịch vốn nói trên là tình trạng thực tế của nền kinh tế sẽ quyết định những rủi ro gặp phải và
những chính sách có thể thi hành trong việc tự do hóa giao dịch vốn. Tình trạng
kinh tế của Trung Quốc có khác biệt lớn so với các nước ở Mỹ La Tinh và Châu Á. Có hai điểm khác biệt cơ bản về điều kiện ban đầu khi tự do hóa giao dịch vốn của Trung Quốc so với các nước.
Một là, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giá ổn định, thậm chí hơi giảm, lãi
suất danh nghĩa thấp, và giá trị các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu…) cao. Trong khi đó, ở các nước tự do hóa giao dịch vốn và bị khủng hoảng, thường có lạm phát tương đối cao, lãi suất bản tệ cao, và giá trị các tài sản thấp.
Hai là, Trung Quốc hấp thu được một luồng vốn FDI lớn, dự trữ ngoại tệ
lớn, và là một chủ nợ của thế giới, thay vì phải phụ thuộc vào vốn ngắn hạn mang tính đầu cơ, dự trữ ngoại tệ hạn hẹp và nợ nước ngoài lớn.