Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 40 - 43)

Tự do hóa giao dịch ở mỗi quốc gia theo lộ trình và chính sách khác nhau.

Tuy nhiên không thể chắc chắn rằng tự do hóa giao dịch vốn sẽ mang lại nhiều thành công và tăng trưởng kinh tế bền vững. Mặc khác quá trình tự do hóa giao

dịch vốn diễn ra rất phức tạp, sự thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như mức độ phát triển kinh tế, hệ thống tài chính, môi trường kinh doanh, khả năng nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trước những thay đổi của những

lĩnh vực chịu sự tác động của tự do hóa

Khi thực hiện tự do hóa giao dịch vốn cần có chính sách tự do hóa thích ứng

đối với dòng vốn quốc tế. Nhưng việc duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các giao dịch tài chính quốc tế đến khi hệ thống tài chính nội địa được tự do hóa thành công là không cần thiết, cần phải linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến kinh tế từng thời kỳ. Quá trình tự do hóa nội địa được chuẩn bị chu đáo thì điều này sẽ thúc đẩy quá trình tự do hóa giao dịch vốn một cách nhanh chóng. Nói chung khi các điều kiện nền tảng tự do hóa và tính ổn định của hệ thống tài chính là không cao thì quá trình tự do hóa ở bất kỳ cấp độ nào cũng cần khoản thời gian tương đối dài hơn

T nhng kết qu ca t do hóa, kinh nghim ca các nước có th rút ra bài hc cho Vit Nam như sau:

Một là, cần phải tiến hành tự do hóa các giao dịch vốn từng bước phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế. nhằm đảm bảo nguyên tắc giảm dần các

biện pháp kiểm soát đối với các dòng vốn từ ít biến động đến biến động cao

Nên khuyến khích mở rộng tự do hóa thu hút nguồn vốn FDI trước khi tiến hành tự do hóa ở mức độ rộng hơn vì đây chính là dòng vốn dài hạn mang lại nhiều lợi ích đáng kể bao gồm cả việc chuyển giao công nghệ và các bí quyết kinh doanh. Vốn FDI có rất ít khả năng quay đầu một cách bất ngờ, do đó không gây ra

từ bài học của Thái Lan: Thái Lan đã nhanh chóng tự do hóa giao dịch vốn khi chưa có một cơ chế giám sát tài chính ổn định và hiệu quả, việc vay vốn ngắn hạn đem đầu tư dài hạn tràn lan khiến nước này nhanh chóng trở thành con nợ không lồ và nền kinh tế lại hoàn toàn phụ thuộc vào vốn nước ngoài cộng với chính sách cố định ở tỷ giá cao, khả năng cạnh tranh của động tiền kém, thâm hụt thương mại liên tục trong thời gian dài dẫn tới nền kinh tế bong bóng. Khi thị trường thế giới có biến động, dòng vốn đảo chiều, rút vốn xảy ra ào ạt, Thái Lan đã lâm vào tình trạng khủng hoảng).

Hai là, tự do hóa giao dịch vốn bản thân nó không phải là nguyên nhân gây ra sự bất ổn về tài chính mà do nhiều yếu tố khác. Ổn định tài chính cần phải được

xem là qua trọng hàng đầu trong quá trình tự do hóa giao dịch vốn. Mất ổn định tài chính sẽ gây ra những hậu quả nặng nền cho nền kinh tế và tác động ngược lại quá trình tự do hóa giao dịch vốn.

Các chính sách vĩ mô phải được phối hợp và điều hành đồng bộ, hợp lý với những cải cách hệ thống pháp luật nói chung và các quy định đối với lĩnh vực tài chính Ngân hàng nói riêng nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ tốt các dòng vốn và của nền kinh tế đồng thời ngăn ngừa những rối loạn tài chính có thể xảy ra do các hoạt động mang tính đầu cơ, hoặc do bản thân tính dễ biến động của các dòng vốn

Ba là, cần có một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý và điều tiết lãi suất trong nước phù hợp để vừa thu hút được vốn, vừa đảm bảo được khả năng trả nợ nước ngoài từ đầu tư. Đối với dòng vốn ra, khi các rào cản bị dở bỏ sẽ làm mất cân đối

vĩ mô hoặc gây méo mó đối với hệ thống tài chính. Nếu tỷ giá hối đoái được giữ cao nhằm tạo ra rào cản đối với dòng vốn ra thì cần chuẩn bị khi điều chỉnh. Nếu chính sách lãi suất được duy trì ở mức thấp thì các đối tượng tham gia thị trường cũng cần chuẩn bị điều chỉnh. Tóm lại để tránh rủi ro nghiêm trọng, quốc gia tự do hóa dòng vốn ra sau khi đã giảm được mất cân đối vĩ mô và sự méo mó hệ thống tài chính ở mức độ có thể quản lý được. Trước tình hình khủng hoảng tài chính đang diễn ra thì tự do hóa phải kèm theo cơ chế giám sát, thiết lập các chuẩn mực về an toàn thì mới hạn chế được những cú sốc về tài chính mà nó đi song hành với tự do hóa giao dịch vốn.

Bốn là, xây dựng một hệ thống thứ bật ưu tiên các dòng vốn đối với từng

lĩnh vực ngành nghề sản xuất xuất khẩu trong nước. Để quá trình tự do hóa giao dịch được thành công, điều đầu tiên cần phải duy trì hiệu quả kinh tế quốc gia bền vững. Cần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng, cần tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các ngành sản xuất trong nước tạo chuỗi giá trị cao đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong tương lai

Kết lun chương 1

Chương 1 đã hệ thống được những lý luận cơ bản về giao dịch vốn và tự do hóa giao dịch vốn. Phân tích lý thuyết những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của tự do hóa giao dịch đến nền kinh tế quốc gia, đặc biệt phân tích tác động của tự do hóa giao dịch vốn tới sự ổn định các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.

Thông qua việc khảo sát nghiên cứu sự thành công và thất bại của một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và thể chế trính trị với Việt Nam trong quá trình tự do hóa giao dịch vốn, như Thái lan, Trung Quốc. Tác giả đã đưa ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình tự do hóa giao dịch vốn ở Việt nam

Trên cơ sở lý luận trên, để đánh giá rõ hơn về quá trình tự do hóa giao dịch vốn ở Việt Nam. Những chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó của Nhà nước trong quá trình tự do hóa giao dịch vốn có phát huy được lợi thế hay giảm thiểu rủi ro mang lại cho nền kinh tế Việt Nam hay không. Chương 2 trình bày về thực trạng giao dịch vốn ở Việt nam.

CHƯƠNG 2

THC TRNG GIAO DCH VN VIT NAM

Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực thực thi năm 1988. Dòng vốn nước ngoài liên tục đổ vào dưới hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy tốc độ đầu tư không đều qua các năm, nhưng đã hình thành xu hướng tăng liên tục. Đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên hiệp hội thương mại quốc tế WTO, tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất mạnh với qui mô lớn đã góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, đồng thời cũng tạo ra nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong đó lạm phát tăng cao là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Do đó nội dung nghiên cứu đặc biệt phân tích về tác động của dòng vốn vào, sự đóp góp và tính bất ổn của từng dòng đối với kinh tế giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)