Thực tế đã chứng minh, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Nếu như nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sảun xuất thì nguồn vốn FPI lại có tác động khích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng qui mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước dẽ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới.
Bảng 2. 5: Tình hình thu hút FPI ở Việt Nam
Chỉ tiêu Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
FPI (tỷ USD) 1.31 6.24 (0.58) (0.10) 2.37 1.40 1.50 Tỷ lệ FPI/FDI (%) 56.47 95.27 (6.25) (1.45) 33.38 19.18 14.34 Tỷ lệ FPI/GDP (%) 2.15 8.78 (0.65) (0.11) 2.27 1.15 1.10
Biểu đồ 2. 7: Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 2008 [17], 2012 [22]
Giai đoạn 2006-2007, giai đoạn hậu WTO. Năm 2007 được ghi nhận là năm đầu tư nước ngoài tích cực tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam với phần lớn là nhà đầu tư đang cư trú tại Việt Nam. Vốn FPI đạt khoản 6.24 tỷ USD có 60 quỹ và hơn 50 tổ chức đầu tư theo hình thức ủy thác với quy mô vốn không xác định và hiện chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động dưới dạng này. Vào giai đoạn này lượng đầu tư nước ngoài chủ yếu vào thị trường chứng khoán. Việc bùng nổ FPI góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh
Giai đoạn 2008 đến 2009, giai đoạn này chứng kiến nhiều thăng trầm của nguồn vốn FPI vào Việt Nam. Trước những khó khăn của nền kinh tế, cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FPI có dấu hiệu chững lại và thoái vốn. Tháng 5/2008-3/2009 đã có sự giảm suy giảm rõ rệt, lần lượt các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường Việt Nam, thể hiện nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn để thay đổi danh mục đầu tư. Dòng vốn có sự đảo chiều đỉnh điểm là cuối năm 2008, giao dịch gần như đóng băng.
Giai đoạn 2010 đến 2011 Từ cuối năm 2009 các nhà đầu tư đã quay trở lại TTCK Việt Nam nhưng vẫn còn dè dặt. Khi kinh tế vĩ mô của Việt Nam có những chuyển biến tích cực, những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đi qua, lạm phát trong nước thấp, chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này, đặc biệt đối với thị trường chứng khoán. Tuy TTCK Việt nam hầu như không có nhiều hấp
dẫn nhưng vẫn có lực hút đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2010, nguồn vốn FPI vào Việt Nam đạt 2.37 tỷ USD, năm 2011có dấu hiệu giảm sút mạnh, giảm xuống mức 1.4 tỷ USD. Nguyên nhân bị tác động bởi khủng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng, kinh tế những nước phát triển chậm hồi phục… Trước những khó khăn này, dòng vốn FPI rút khỏi TTCK để bù đắp cho các khoản thua lỗ. Làn sóng chuyển vốn ra nước ngoài diễn ra mạnh mẽ vào cuối năm 2011
Dòng vốn FPI bắt đầu tăng mạnh trở lại trong năm 2012 đã tạo ra những biến động tăng nóng trên TTCK. Tính trong cả năm 2012, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 4.53 tỷ đồng trên thị trường, tăng hơn gấp 2 lần so với 2011. Năm 2012 là một năm hoạt động tích cực của các quỹ đầu tư nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. (Nguồn: Công ty CP chứng khoán Rồng Việt)[44]
Biến động phức tạp của vốn FPI gây nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng tiền tệ
tại Việt Nam. FPI đổ dồn dập thị trường vốn năm 2007 góp phần gia tăng thặng dư cán cân vốn, cải thiện cán cân thanh toán Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2008 dòng vốn đảo chiều nhanh chóng được thể hiện qua cán cân vốn gây bất ổn kinh tế vĩ mô và khó khăn cho các nhà điền hành CSTT của Việt Nam.
Qui mô hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam Bảng 2. 6: Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam
Năm
Khối lượng giao dịch (1CK) Giá trị giao dịch (tỷ đồng) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2006 1,156,781,696 121,979,031 41,366,218 86,829 9,783 3,243 2007 2,489,522,805 385,934,052 223,883,240 263,055 52,955 29,972 2008 3,404,797,430 481,439,423 47,755,028 152,615 26,554 21,454 2009 11,089,431,493 738,715,925 704,416,301 432,650 34,409 31,699 2010 11,849,098,768 1,035,823,701 765,593,065 380,683 44,883 29,515 2011 8,360,005,616 922,981,502 946,538,687 161,215 29,757 28,449 2012 14,082,381,255 1,222,915,021 1,160,470,374 219,707 32,577 3,188
Bảng 2. 7: Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam Năm Tổng KLGD của nhà ĐTNN (1CK) Tỷ trọng KLGD của nhà ĐTNN (%) Tổng giá trị giao dịch của nhà ĐTNN (tỷ đồng) Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà ĐTNN(%) 2006 163,345,249 14.12 13,026 15.00 2007 609,817,292 24.50 82,927 31.52 2008 529,194,451 15.54 48,008 31.46 2009 1,443,132,226 13.01 66,108 15.28 2010 1,801,416,766 15.20 74,398 19.54 2011 1,869,520,189 22.36 58,206 36.10 2012 2,383,385,395 16.92 35,765 16.28
Nguồn: Tổng hợp từ Website của Sở GDCK Tp. HCM. http://www.hsx.vn [37]