Kể từ năm 1993 quản lý nợ nước ngoài ngày càng được hoàn thiện qua các văn bản: Nghị định số 58-CP ngày 30/8/1993, Nghị định số 90/1998/NĐ/CP ngày 7/11/1998, nghị định số 134 ngày 1/11/2005. Theo đó vay nước ngoài bao gồm vay của Chính phủ (Bộ tài chính quản lý) và vay của doanh nghiệp.
Đến nay nợ nước ngoài của Việt Nam được cụ thể hóa thành nợ của doanh
nghiệp Nhà nước và nợ của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó
- Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết tại các thỏa thuận vay.
+ Các khoản vay thương mại của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện do Thống đốc NHNN qui định từng thời kỳ và nằm trong kế họach tổng hạn mức vay thương mại hàng năm, khoản vay phải được đăng ký với NHNN.
+ Vay vốn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, phải lập đề án phát hành, lấy ý kiến của Bộ tài chính và NHNN trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đối với các khoản vay trung, dài hạn: Ngân hàng chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo qui định
- Vay nợ của doanh nghiệp tư nhân, chịu sự giám sát của NHNN. Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký khoản vay với NHNN sau khi ký kết thỏa thuận vay nước ngoài. Đối với các khoản vay trung dài hạn, Ngân hàng chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo qui định
Năm 2012, để khắc phục tình trạng giải ngâm chậm, ngày 19/1/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 106/2012/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015. Theo đó, đưa ra mục tiêu giai đoạn 2011-2015 Việt Nam sẽ giải ngân khoản 14-16 tỷ USD.
Kiểm soát dòng vốn đối với các giao dịch vốn khác
Bao gồm những dòng vốn giao dịch đầu tư dưới hình thức tiền và tiền gửi của người cư trú và không cư trú tại nước ngoài và Việt Nam. Các qui định liên quan đến tiền và tiền gửi của người không cư trú đều là các văn bản liên quan về quản lý ngoại hối. Cơ chế kiểm soát tiền đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi như:
- Các tổ chức và công dân Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ có thu ngoại tệ đều phải gửi vào tài khoản NHTM và phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Nhà nước khi sử dụng. Đối với một số doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ buộc phải kết hối trong vòng 30 ngày kề từ khi ngoại tệ vào tài khoản
- Công dân Việt Nam khi đi du học, công tác, du lịch hoặc khám chữa bệnh được mua ngoại tệ xuất cảnh có giới hạn theo qui định.
- Người cư trú là các tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp FDI, TCTD ở Việt Nam được cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối nhưng phải được NHNN cấp phép. Công dân Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ theo qui định ở nước sở tại. Khi chấm dứt hoặc hết thời hạn lao động phải dóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư về nước.
- Người không cư trú được mang ngoại tệ vào Việt Nam thông qua tài khoản ngoại tệ Ngân hàng hoặc mang theo nhập cảnh có xác nhận của Hải Quan, hoặc ngoại tệ có nguồn thu hợp pháp được phép thực hiện thu, chi hoặc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài số tiền còn lại theo qui định.
Việc giám sát của NHNN đối với các khoản vay nhằm kiểm soát việc vay nợ nước ngoài quá mức vượt tầm kiểm soát. Các qui định về đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi đưa ra các qui định về thu chi tài khoản để đảm bảo tránh hiện tượng đầu cơ tiền tệ. Những hạn chế này có thể được coi là phù hợp do Việt Nam đang phải
đối mặt với những khó khăn trong cán cân thanh toán quốc tế.