Do FDI là nguồn vốn dài hạn, khá ổn định trước những bất thường về tài chính nên các nước có nền kinh tế đang phát triển thường lựa chọn tự do hóa dòng vốn FDI trước tiên trong quá trình tiến tới tự do hóa giao dịch vốn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đã và đang tiến hành tự do hóa từng bước luồng vốn FDI bao gồm vốn FDI vào Việt Nam và FDI ra nước ngoài
Đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam
Kể từ khi kinh tế Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập với quốc tế. Điều lệ Đầu tư năm 1977 đã được nâng cấp thành Bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 nhằm tạo môi trường pháp lý cao hơn nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam. Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế,tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với họat động đầu tư. Năm 2005 Quốc Hội đã ban hành Luật đầu tư có hiệu lực ngày 1/7/2006 thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước.
Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam kể từ năm 2006 đến nay. Cụ thể, việc thay đổi chính sách về tỷ lệ vốp góp. Giảm bớt về vốn vay nước ngoài của khu vực FDI. Vì các chủ dự án có thể vay trong nước hoặc ngoài nước số tiền chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn pháp định (vốn đầu tư tối đa 30%). Tuy nhiên, do nguồn vốn trong nước rất hạn chế nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường phải tìm kiếm các nguồn vốn từ công ty mẹ hoặc các chủ nợ nước ngoài. Hậu quả là các khoản FDI của Việt Nam kéo theo một lượng lớn các khoản vay. Các khoản vay này có chiều hướng gia tăng đáng kể, giai đoạn 1994-1999 còn vượt quá phần vốn góp, làm gia tăng các khoản chi trả nợ liên quan đến các khoản nợ do các doanh nghiệp FDI vay.
Bảng 2. 2: Văn bản pháp lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Nội dung Luật đầu tư nước ngoài năm
1987 Luật đầu tư hiệu lực 1/7/2006
Về hình
thức đầu tư Có 3 hình thức giản đơn
8 hình thức Công ty với qui mô và cơ cấu lớn hơn giữa nhà đầu trong và ngoài nước
Về lĩnh vực đầu tư
Qui định về lĩnh vực được ưu tiên và địa bàn được ưu tiên
Qui định chi tiết hơn về lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Về vốn góp Tổng vốn đầu tư của một dự án bao gồm ít nhất 30% vốn
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối
pháp định do các bên đóng góp với một số lĩnh vực ngành, nghề do Chính phủ qui định
Quản lý ngoại hối
- Doanh nghiệp FDI phải mở tài khoản tại ngân hàng được phép
- Thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ mức 3%-10% (theo thông tư 04/2001/TT- NHNN ngày 18/05/2001)
Không qui định về thời hạn chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tuy nhiên phải thực hiện qui định về quản lý ngoại hối. Luật đầu tư 59/2005/QH11 ngày 1/7/2006
Thời hạn đầu tư
50 năm, và không quá 70 năm
phải được phê duyệt của CP Không thay đổi
Thủ tục hành chính
Nhanh, giản đơn hơn. Thực hiện phân quyền cấp phép và kiểm soát hoạt động đầu tư cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp… hạn chế trình CP
Nguồn: Các văn bản pháp lý vể đầu tư trực tiếp nước ngoài - http://www.mpi.gov.vn [23], [40]
Hiện thời, Việt Nam không có văn bản nào giới hạn thời gian, số tiền chuyển ra liên quan đến các khoản FDI được đề cập ở trên trừ rào cản khả năng tiếp cận ngoại tệ và hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Đối với giao dịch vốn FDI ra nước ngoài
Việt Nam bắt đầu chính thức cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ năm 1999, các qui định liên quan cũng nằm trong các văn bản qui định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào như đã dề cập ở trên. Khung pháp lý đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được điều chỉnh như sau:
Từ năm 2006 đến tháng 9/2012 Chính phủ ban hành các Nghị định mới như Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 121/2007/NĐ-CP.
Về quản lý ngoại hối, pháp lệnh ngọai hối 160/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 21/12/2006 Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối đã thể hiện xu
hướng nới lỏng dần hoạt động kiểm soát ngoại hối, xóa bỏ hoàn toàn quản lý các giao dịch vãng lai Việt Nam đã thu hút một lượng vốn khá lớn từ bên ngoài vào trong nước.
Về các giao dịch vốn, nghị định 160 đã mở ra khung pháp lý cho phép tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hinh thức đầu tư trực tiếp khi được phép của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư theo qui định. Bên cạnh đó có những văn bàn pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như
- TT 10/2006/TT-NHNN ngày 21/12/2006 Hướng dẫn việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để ĐTTTRNN
- QĐ 1175/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10/10/2007, Ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục ĐTTTRNN
- QĐ 09/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 10/04/2008 Quy định về đối tượng cho vay vốn bằng ngoại tệ
Trừ những rào cản mang tính kỹ thuật như những dự án có giá trị trên 15 tỷ đồng phải thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư và mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp nhưng muốn có giấy phép đầu tư doanh nghiệp phải làm thủ tục xin “giấy phép khảo sát thị trường để tìm cơ hội” và phải mang theo một khoản tiền khá lớn (trong khi chưa có tài khoản), những văn bản này cho thấy quy định quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng thông thoáng hơn.
2.2.1.2 Thực trạng về giao dịch vốn FDI tại Việt Nam
Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam
Tiến trình gia nhập WTO cùng với những chính sách mở cửa ngày càng thông thoáng. Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được điều chỉnh năm lần thông qua sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là năm 2005 Luật đầu tư khuyến khích đầu tư trong nước nước ngoài. Sau mỗi lần điều chỉnh chính sách, lượng FDI đăng ký đều tăng giảm với mức tăng khác nhau
Bảng 2. 3: Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số dự án 987 1,544 1,482 1,054 904 400 435
Vốn đăng ký (tỷ USD) 12 21.34 64.01 21.48 19.88 15 13.03 Vốn giải ngân (tỷ USD) 2.32 6.55 9.28 6.9 7.1 7.3 10.46 Tỷ lệ giải ngân (%) 19.29 30.69 14.5 32.12 35.71 48.67 80.27 FDI/GDP (%) 3.80 9.21 10.33 7.46 6.79 5.98 7.69
Nguồn: Niên giám thống kê 2011 [24], Tổng cục thống kê 2012[25]
Biểu đồ 2. 3: Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Giai đoạn 2006-2008: Với chính sách ngoại thương cởi mở hơn đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhờ đó Việt Nam đã tạo hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút FDI. Cụ thể năm 2007 thu hút được 1,544 dự án và 21.34 tỳ usd, tăng gần 2 lần so với năm 2006, tiếp theo năm 2008 thu hút được 1,482 dự án với 64.01 tỷ USD lớn gần gấp 3 lần so với năm 2007. Điểm nổi bật nhất là công tác thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 đã tăng cao một bước cả về lượng và chất với việc thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút được nguồn công nghệ cao. Điều này đã minh chứng một cách rõ nét về sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam đã được nâng cao.
Giai đoạn 2009-2010: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 21.48 tỷ USD, vốn
thực hiện đạt 6.9 tỷ USD. Vốn đăng ký giảm 1/3 lần so với năm 2008 và đây là kết quả tương đối khả quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm. Vốn FDI giải ngân chiếm 18.15% tổng vốn đầu tư xã hội. Trong đó cả nước có 839 dự án mới được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 16.34 tỷ USD, và 215 dự án xin bổ sung với vốn tăng thêm là 5.13 tỷ USD. Theo "bảng xếp hạng" dự án của Cục Đầu tư nước ngoài thì dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm số vốn lớn nhất, với 8.8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7.6 tỷ USD
Theo IMF, năm 2010 nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi nhanh chóng theo hình chữ V và có thể đạt mức tăng trưởng chung 3,9% trong năm 2010 (sau khi suy giảm 0,8% trong năm 2009). Trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã vược qua khó khăn, thử thách và đạt được kết quả tốt cả về vốn đầu tư đăng ký và vốn thực hiện sản xuất kinh doanh, tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào kết quả chung của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010. Vốn FDI chiếm 16.79% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 70.92 tỷ, tăng 41.5% so với năm trước. Trong đó giá trị xuất khẩu là 33.95 tỷ USD tăng 41.8%, chiếm 43.6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy tốc độ tăng xuất khẩu và nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp trong nước (xuất khẩu tăng 15.7%, nhập khẩu tăng 9%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17.2% so với 2009 và cao hơn mức tăng trưởng sản xuất công
nghiệp của cả nước (năm 2010 tăng 14.7%) – (Nguồn: Niên giám thống kê 2010
[24]). Đây là điểm nổi bật của hoạt động đầu tư nước ngoài năm 2010, góp phần
cải thiện thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, giảm nhập siêu cho nền kinh tế. Việt Nam vẫn duy trì thu hút vốn FDI trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam với nước ngoài
Giai đoạn 2011-2012: Đến năm 2011, FDI đăng ký giảm 25% so với năm 2010, vốn thực hiện chiếm 17.86% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 2.1% so với năm 2010. Những bất ổn của nội tại kinh tế Việt Nam (lạm phát cao, tỷ giá bất ổn…) khiến nhà đầu tư nước ngoài kém tự tin vào môi trường kinh doanh. Một số nguyên nhân làm cho vốn FDI giảm do Việt Nam tụt 4 bậc trong Báo cáo Phát triển tài chính toàn cầu 2011, tụt 6 bậc về năng lực cạnh tranh (do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố)
Ngày 25/12/2012, theo báo cáo được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch
đầu tư công bố, tính đến ngày 15/12/2012 các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư 13,013 tỷ USD, chỉ bằng 86,7% so với cùng kỳ năm 2011.Tuy nhiên, theo số liệu của FPA cho biết trong 12 tháng qua số vốn FDI đã thực hiện giải ngân lại đạt cao, được 10,46 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2011.Tính đến ngày 15/12/2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 7,85 tỷ USD. Đến 25/12/2012, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011
Từ biểu đồ 2.3 cho thấy trong giai đoạn 2006-2012 thu hút vốn FDI tăng đáng kể, tuy dòng vốn này bị sụt giảm trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và bất ổn kinh tế trong nước, lạm phát tăng cao…Nhưng vốn FDI đã tăng trở lại vào năm 2010 và tăng cao năm 2012. Tỷ lệ cam kết và giải ngân đã được cải thiện rõ rệt và tăng liên tục trong những năm gần đây do tình hình kinh tế môi trường đầu tư Việt Nam đã được cải thiện. Điều này chứng tỏ Việt Nam vẫn được xem là nền kinh tế hấp dẫn về thu hút FDI
Tuy nhiên thực tế cho thấy khi so sánh thu hút vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua so với các quốc gia trên thế giới và khu vực, Việt Nam dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chưa cao cụ thể
Bảng 2. 4: So sánh thu hút FDI của Việt Nam với các nước trong khu vực
Đơn vị tính: tỷ USD Quốc gia Năm 2006 2007 2009 2010 2011 2012 Indonesia 4.91 6.92 4.87 12.8 19.2 19.2 Malaysia 6.06 8.59 1.43 9.1 12 11 Singapore 27.68 31.55 15.27 48.6 64 54.5 Thái Lan 9.46 11.23 4.97 9.1 7.8 8.1 Việt Nam 2.32 6.55 6.9 7.1 7.3 10.46
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 2011 [21] - http://www.mpi.gov.vn [40]
Biểu đồ 2. 4: FDI phân theo ngành nghề
(Đơn vị tính: Tỷ lệ % /tổng số vốn đầu tư đăng ký trên cả nước)
Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư (2012) [22] - website: http://mpi.gov.vn [40]
Tính đến hết năm 2012, Việt nam có 14,850 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 232.84 tỷ USD, vốn đã thực hiện là 73.05 tỷ USD. Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 78.4% tổng dự án FDI, chiếm 61.95% tổng vốn đầu tư trực tiếp. Hình thức liên doanh chiếm 18.61% tồng số dự án, chiếm 31.13% tổng vốn đầu tư. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, BOT chỉ chiếm tương ứng 3.34% tổng số dự án và 2.45% tổng vốn FDI trên cả nước.
Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được thống kê phân theo 18 ngành nghề kinh tế, trong đó ba ngành nghể luôn được các nhà đầu tư quan tâm đó là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản và dịch vụ. Qua biểu đồ 2.4 cho thấy FDI vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, thành quả của một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện, cấn thép… có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia. Và đứng thứ hai là lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên đây lại là lĩnh vực không mang lại hiệu quả về tăng trưởng kinh tế lâu dài. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực trạng vốn FDI ra nước ngoài
Bên cạnh việc thu hút dòng vốn có qui mô đáng kể như đã phân tích, Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu vốn ra nước ngoài.
Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội Đảng IX vào tháng 4 năm 2001 đã chính thức xác định chủ trương khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, với vai trò của Nhà nước là tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nước. Những năm vừa qua, làn sóng đầu tư trực