Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 72 - 75)

Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam bao gồm cán cán cân thương mại hàng hóa và cán cân chuyển khoản, còn dịch vụ và thu nhập tương đối nhỏ. Chuyển khoản giảm mạnh trong năm 2008, một phần do khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kiều hối giảm mạnh và thoái đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Cán cân thu nhập bao gồm chuyển lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường ở trạng thái âm. Giai đoạn 2006-2012 mức âm tăng cao từ năm 2008-2012 với mức âm tương ứng là 4.4, 3.0, 4.6, 5.1 và 3.8 tỷ USD năm 2012. Đối với các giao dịch vãng lai, ngày 5/1/2006 IMF thông báo chính thức công nhận Việt Nam đã thực hiện tự do hóa giao dịch vãng lai. Cụ thể được qui định tại pháp lệnh ngoại hối 160/2006/NĐ-CP ngày 21/12/2006.

Bng 2. 11: Cán cân vãng lai và cán cân thương mi Vit Nam

Ch tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cán cân vãng lai (tỷ USD) (0.20) (7.10) (10.80) (5.32) (4.18) (0.53) 5.70 Hàng hóa Xuất khẩu (tỷ USD) 39.82 48.56 62.69 57.1 72.23 96.9 114.6 Tốc dộ tăng (%) 22.75 21.95 29.10 -8.92 26.50 34.15 18.27 Hàng hóa nhập khẩu (tỷ USD) 42.6 58.99 75.47 64.7 77.37 97.35 114.3 Tốc độ tăng (%) 22.13 38.47 27.94 -14.27 19.58 25.82 17.41 Cán cân thương mại (tỷ USD) (2.78) (10.43) (12.78) (7.60) (5.14) (0.45) 0.30

Nguồn số liệu từ báo cáo IMF năm 2007 [27], 2008 [28], 2012 [29] Tổng cục thống kê 2013 [22]

Bảng 2.11 cho thấy thâm hụt vãng lai của Việt Nam kéo dài liên tục từ năm

2006-2011. Trong đó thâm hụt cán cân thương mại là chủ yếu. Mặc dù cả nhập khẩu và xuất khẩu cùng tăng, nhưng mức độ tăng trưởng của dòng thương mại quốc tế không đồng đều với nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

Phân tích hot động xut nhp khu ca Vit Nam

Hoạt động xuất khẩu là kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của nền sản xuất trong nước, qua đó xác định được vị trí, tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên liệu, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra xuất khẩu còn có ý nghĩa cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá.

Biu đồ 2. 10: T trng XNK hàng hóa theo khi doanh nghip

Nguồn: Tổng cục thống kê 2013 [22]

Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2011[24]

Qua Biểu đồ 2.10 cho thấy, xu hướng xuất nhập khẩu của khu vực FDI ngày càng lấn lướt khu vực kinh tế trong nước. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2006 là 63%, giảm còn 42% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 37% năm 2006 lên 58% năm 2012.

Xuất khẩu mặc dù có chuyển biến tích cực tuy nhiên trong cơ cấu hàng hóa, tỷ trọng sản phẩm khai khoán, thô vẫn chiếu ưu thế trong khi nhóm hàng công nghiệp nhẹ như điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và các loại linh kiện, hàng dệt may, giày dép… vẫn chủ yếu là gia công tận dụng lao động giá rẻ và có giá trị gia tăng thấp. [24]

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng chậm thay đổi, mặc hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị có giá trị cao. Trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu này chủ yếu phục vụ doanh nghiệp FDI, khu vực mà máy móc, thiết bị, nguyên - nhiên - vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu nhập khẩu, sau đó mới phục vụ cho xuất khẩu. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nhập

siêu ở Việt Nam trong thời gian qua. [24]

Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê năm 2013 [25], trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 114.6 tỷ USD, tăng 18.4% so với năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu đạt 114.3 tỷ USD, tăng 6.8% so với năm 2011. Trong đó khối doanh nghiệp FDI chiếm 65.7% kim ngạch xuất khẩu và 55.6% kim ngạch nhập khẩu. Qua đó cho thấy FDI góp phần cải thiện thâm hụt cán cân thương mại, đóng góp tích cực cho sự phát triển nền kinh tế.

Biu đồ 2. 11: Ch s ph thuc thương mi và xu hướng XK ca Vit Nam

Chỉ số thị trường mở2 và xu hướng xuất khẩu3 tăng nhanh cho thấy sự phát triển của xuất khẩu và độ mở rất lớn của nền kinh tế ngày càng lớn. Qua đó cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tỏ ra càng phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu. Với tỷ trọng xuất khẩu bằng 69% GDP năm 2010, so với các nước láng giềng Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, Hồng Kông và Malaysia (vì nền kinh tế các nước này có độ mở rất cao), xếp trên Thái Lan, Hàn Quốc và Đài Loan. Đối với nền kinh tế phát triển tỷ lệ xuất khẩu/GDP thường thấp như Nhật Bản 14%, Hoa kỳ là 8% do quy mô kinh tế rất lớn của nền kinh tế này (nguồn: World Bank [18]). Đến năm 2012 chỉ số EPI của Việt Nam lên đến 84.26%, tốc độ xuất khẩu cao hơn nhiều so với GDP, tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP ngày càng tăng chứng tỏ xuất khẩu là xu hướng của nền kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế cũng dễ bị tổn thương trước những biến động từ môi trường bên ngoài gây bất lợi cho xuất khẩu.

Như vậy thời gian qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu đến kinh tế và xã hội. Giúp Việt Nam

tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa giao dịch vốn ở việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)