1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong
một nền kinh tế sau khi đã điều chỉnh lạm phát trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm[28]. Sự gia tăng này thể hiện ở cả quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít của tổng giá trị sản lượng hàng hóa
dịch vụ, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế, theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) có các chỉ tiêu cơ bản như Tổng giá trị sản xuất (G ), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Thu nhập quốc dân (N ), Thu nhập quốc dân khả dụng (ND ), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)…Trong đó, chỉ tiêu có tính phổ biến và tương đối toàn diện thường được sử dụng là GNP, GDP và chỉ tiêu GNP, GDP trên bình quân đầu người. Chỉ tiêu GNP, GDP bình quân đầu người được dùng để so sánh hiệu quả của sự tăng trưởng giữa các thời kỳ trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau, ví dụ hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng bằng nhau, quốc gia có dân số ít hơn sẽ được đánh giá hiệu quả tăng trưởng tốt hơn vì giá trị sản lượng trung bình của một người dân tạo ra là nhiều hơn. Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GNP hay GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Theo David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, GDP là tổng giá trị sản phẩm quốc nội đo lường sản lượng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất nằm trong nền kinh tế quốc nội bất kể ai là chủ sở hữu của các yếu tố đó. Nói cách khác, GDP là tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng (không tính trung gian) do kết quả hoạt động kinh tế của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định (thường là một năm), bao gồm sản lượng được sản xuất bởi cư dân người nước ngoài, nhưng không tính giá trị sản lượng của công dân sống bên ngoài đất nước. Để tính GDP có ba cách để tiếp cận cơ bản gồm phương pháp chi tiêu, thu nhập và giá trị gia tăng[19].
Theo phương pháp chi tiêu: tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số
trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP = C + G + I + NX
Trong đó, C là tiêu dùng của hộ gia đình, G là tiêu dùng của chính phủ, là tổng đầu tư cho sản xuất của doanh nghiệp, NX là cán cân thương mại (NX = X – M)
Theo phương pháp thu nhập: tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập được tạo
ra trong quá trình sản xuất hàng hóa như tiền lương (Wage), tiền thuê ( ent), tiền lãi nhận được từ cho doanh nghiệp vay tiền (interest), lợi nhuận (Profit), thuế gián thu Chính phủ nhận được (Te), đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP = W + R + i + Pr + Te
Phương pháp giá trị gia tăng: giá trị tăng thêm của nền kinh tế GDP được tính bằng
cách lấy tổng giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp trừ đi giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đó được gọi là giá trị gia tăng của doanh nghiệp, ký hiệu là VA.
GDP = ∑VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó, VAi là giá trị gia tăng của doanh nghiệp i trong nền kinh tế và n là số doanh nghiệp.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sau cùng được công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định, không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. GNP là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng trong hạch toán thu nhập quốc dân. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức đa phương khác thường gọi khái niệm này là tổng thu nhập quốc dân (GNI)
Trong đó, N là thu nhập yếu tố ròng nhận từ nước ngoài (thu nhập yếu tố chuyển vào IFF trừ đi thu nhập yếu tố chuyển ra )
Thu nhập quốc dân trên đầu người
Đo lường bằng cách lấy giá trị GDP hay GNP cũng như các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng khác chia cho số lượng dân cư của một quốc gia tại cùng một thời điểm. Như đã đề cập ở trên, chỉ tiêu này có ý nghĩa nhất định trong việc đo lường mức độ chính xác khác nhau cho hầu hết các nền kinh tế, tính toán và so sánh tốc độ tăng trưởng mức sống cư dân các quốc gia, thể hiện tính hiệu quả của tăng trưởng.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để một quốc gia có thể có lợi từ việc vay nợ thì nước đó phải đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế sao cho nó có thể tạo ra được các nguồn lực mới đủ để đảm bảo tiêu dùng trong nước và thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Nợ công khi được định hướng sử dụng và quản lý tốt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo CIEM (2013) trong chuyên đề “Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách Việt Nam” thì nợ công có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng có không ít tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
1.3.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho nhà nước, từ đó tăng cường nguồn
vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của nhà nước. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Thứ hai, nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư.
vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
Thứ ba, nợ công tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính
quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích đối tác, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
Thứ tư, góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tham gia
tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện cán cân TTQT. Việc vay nợ thường được tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế đặc biệt là việc phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tư lớn, hình thành nền tảng cho việc phát triển những ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh quốc tế theo chiều sâu. Hơn nữa, đối với các nước đang phát triển, tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán lớn, việc chính phủ vay nợ nước ngoài thường sử dụng vào việc bù đắp sự thâm hụt trong cán cân thanh toán nhằm đảm bảo cân bằng đối ngoại của các quốc gia.
1.3.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nợ công là một nguồn rất cần thiết thuộc cấu trúc vốn tài chính của các
quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn có nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế nếu không được quản lý tốt và cũng bởi những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của nó, trở thành gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Một nền kinh tế phát triển hướng ngoại đến mức phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực bên ngoài không được xem là một nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu đầu tư không hiệu quả thì không những hoạt động đầu tư đó không mang lại kết quả theo mục đích định trước mà còn làm mất thêm cả phần nguồn lực xã hội tạo ra. Hậu quả, giảm sút uy
tín với các quốc gia cho vay, lãi suất dài hạn cao hơn, bóp méo hệ thống thuế trong tương lai, lạm phát và sự không chắc chắn về các triển vọng và chính sách.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ với nhau, khi vốn
nội địa không đủ để tài trợ cho chi tiêu đầu tư trong nước thì vay nợ là tất yếu để phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vay nợ luôn kèm theo những rủi ro do lãi suất, thời hạn, cơ cấu vay mượn, gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, do đó vấn đề quản lý nợ hiệu quả đang trở nên cấp thiết.
Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất
tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu công của chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế
Thứ tư, nợ tích lũy theo thời gian và dòng chi trả nợ đã gây cản trở lớn đến tăng
trưởng kinh tế do những trở ngại thuế khóa, bất ổn vĩ mô và sự giảm bớt chi tiêu cho đầu tư phát triển của chính phủ. Ngoài ra, nợ công còn làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội. Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các khoản nợ vay nước ngoài của chính phủ sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng...từ đó giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, việc tăng thuế để trả lãi vô hình chung đã tạo ra sự phân phối lại thu nhập giữa những người nộp thuế và người sở hữu trái phiếu chính phủ, theo đó lợi nhuận thu được từ việc sở hữu trái phiếu chính phủ bị sụt giảm.
1.4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nợ công gia tăng chủ yếu do chính phủ cần bù đắp cho thâm hụt ngân sách, khi nguồn thu không đủ tài trợ cho nhu cầu đầu tư và chi tiêu công, do đó nợ công tăng cũng không nằm ngoài mục tiêu nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Nhưng trên
thực tế có phải nợ công gia tăng luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không thì lại là một câu hỏi còn gây nhiều tranh cãi. Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm xoay quanh mối quan hệ này, tác giả trích dẫn một số nghiên cứu nổi bật xoay quanh hai quan điểm là nợ công tác động tuyến tính đến tăng trưởng kinh tế (trong đó có hiệu ứng kích thích và hiệu ứng chèn lấn) và tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế.
1.4.1. Tác động tuyến tính của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
1.4.1.1. Hiệu ứng kích thích (crowding in)
Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của nợ công trong ngắn hạn hầu hết đều cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa nợ công và tăng trưởng. Quan điểm của
trường phái Keynes cho rằng trong điều kiện giá cả và tiền lương là cứng nhắc xét
trong ngắn hạn thì khi xảy ra thâm hụt tài khóa hay tăng chi tiêu chính phủ sẽ kích thích tiêu dùng, giảm tiết kiệm và là nhân tố mở rộng tổng cầu. Các nhà đầu tư tư nhân lạc quan hơn về nền kinh tế nên sẽ gia tăng đầu tư. Vì vậy, thâm hụt ngân sách và việc chính phủ vay nợ bù đắp ngân sách không những không làm thoái lui đầu tư tư nhân mà còn thúc đẩy mở rộng đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn.
Theo Eisner (1992)[27] phát biểu rằng nếu được đo lường một cách chính xác thì thâm hụt và nợ công sẽ kích thích lao động, tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. isner lạc quan về thâm hụt và nợ công với quan điểm nếu t lệ nợ công/GDP được duy trì ở mức sao cho nợ công không tăng nhanh hơn GDP. Ngoài ra,
Kormendi (1983)[47] phát hiện sự mở rộng nợ công sẽ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, ông cho rằng gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ cải thiện môi trường đầu tư quốc gia và cuối cùng là tạo ra hiệu ứng thu hút đầu tư tư nhân. Đồng tình với quan điểm này, IMF (2001) cũng cho rằng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động dưới mức tiềm năng, một sự gia tăng tổng cầu từ mở rộng chi tiêu công sẽ thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân.
1.4.1.2. Hiệu ứng chèn lấn (crowding out)
Nội dung chính của quan điểm này nêu lên rằng thâm hụt và nợ công càng cao và trong dài hạn sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, lãi suất gia tăng và gây chèn lấn đầu tư tư nhân. Các nghiên cứu về nợ công và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hầu hết cho thấy mối quan hệ nghịch biến này, thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, tác giả trình bày hai kênh truyền dẫn được kể đến nhiều nhất
Nợ công tạo áp lực tăng thuế ở tương lai
Nghiên cứu của Modigiani (1961)[50] cho rằng nợ công là một gánh nặng cho những thế hệ sau, ông lập luận rằng khi chính phủ vay tiền thì chính phủ phải tăng thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay. Việc tăng thuế trong tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thêm nữa, thu nhập kỳ vọng giảm do việc tăng thuế cũng không kích thích đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Barro (1979 và 1989)[37, 38] cho rằng nợ công tăng cao gây tác động bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế thông qua hệ thống thuế tương lai cao hơn, các biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của công chúng mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Người dân dự tính rằng, nếu hiện tại chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt thì đến một thời điểm trong tương lai, chính phủ sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (hậu quả làm tăng lạm phát), do đó người dân tiết kiệm ở hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc bù đắp cho mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ, điều này sẽ gia tăng tiết kiệm, giảm tổng cầu từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Nợ công làm tăng lãi suất dẫn đến giảm đầu tư tư nhân
Thâm hụt ngân sách chính phủ được tài trợ bằng nợ nhiều hơn sẽ khiến cho các nhà