Thực trạng sử dụng nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 60)

Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng sử dụng nợ công ở Việt Nam không đạt hiệu quả cao, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, vốn nhà nước dành cho đầu tư chiếm t trọng rất lớn trong GDP, là nguồn

lực quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nguồn vốn dành cho đầu tư thường ít hơn nhiều so với nhu cầu nhưng tình trạng đáng báo động là nợ đọng XDCB từ vốn NSNN hiện nay đã trở nên phổ biến. Nợ XDCB khiến các nhà thầu không có vốn để thực hiện tái sản xuất, dẫn đến tình trạng nhà thầu chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cung cấp vật tư, chiếm dụng tiền lương của người lao động..., còn chiếm dụng vốn của các tổ chức tín dụng sẽ dẫn tới mất an toàn tài chính.

Thứ hai, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn. Tình trạng chậm trễ trong giải

ngân nguồn vốn đầu tư từ NSNN và nguồn vốn trái phiếu chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Theo ông Trịnh Nam Tuấn[66], Quyền vụ trưởng đầu tư, Bộ Tài Chính, ước tính đến hết tháng 6/2015, kết quả thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đạt khoảng 1 nghìn t đồng, tương đương 45.9% so với kế hoạch năm đã giao (cùng kỳ năm 201 đạt 9.6%), trong đó, nguồn vốn do các bộ, ngành trung ương quản lý đạt 3 .9% kế hoạch; nguồn vốn địa phương quản lý đạt % kế hoạch. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã thanh toán đạt gần 2 nghìn t đồng, đạt 36% kế hoạch đã giao (cùng kỳ năm 201 đạt 0.3%). iêng đối với các dự án DA thì việc giải ngân nguồn vốn này phải trên cơ sở kế hoạch vốn năm được giao, nhưng nhiều dự án DA được bố trí kế hoạch vốn thấp hơn so với tiến độ thực hiện dự án, thậm chí có một số dự án không được giao kế hoạch vốn ODA nên cũng đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của các dự án DA. Không những thế, việc triển khai thực hiện của các chủ đầu tư cũng còn một số vấn đề bất cập như công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án còn chậm so với quy định, công tác đấu thầu, thi công công trình, nghiệm thu khối lượng thanh toán chưa thực hiện

ngay từ đầu năm nên việc giải ngân cho dự án chậm, chưa giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhằm bàn giao mặt bằng cho dự án triển khai đúng tiến độ. Sự chậm trễ giải ngân vốn và sự thiếu k luật trong tài chính trong đầu tư công, trong hoạt động của các DNNN cũng như các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.

Bảng 2.4. Hệ số ICOR Việt Nam phân theo thành phần kinh tế

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

C nền kinh tế 4.27 5.00 6.39 6.97 5.99 5.38 6.42 6.31

ICOR đầu tư công 6.91 7.14 8.97 11.57 9.44 8.54 7.2 8.65

ICOR ngoài nhà nước 3.65 3.85 3.62 3.82 4.01 3.54 5.3 4.87 ICOR có vốn đầu tư nước ngoài 2.32 4.38 9.14 11.48 6.97 7.23 7.71 6.32

[Nguồn: GSO và tính toán của tác giả, trong đó 2013 là dữ liệu sơ bộ]

Thứ ba, hiệu quả đầu tư thấp thể hiện qua chỉ số C . Trong khi vốn vay và nợ

công ngày càng lớn thì hiệu quả đầu tư của nền kinh tế Việt Nam lại đang giảm thấp với chỉ số C có xu hướng ngày càng tăng. Bảng 2.4 cho thấy nếu xét trong khuôn khổ nền kinh tế tổng thể thì chỉ số C trung bình trong giai đoạn này là 5.84 đơn vị nghĩa là nền kinh tế cần 5. đồng vốn đầu tư để có thể tạo ra thêm được một đồng GDP. Đặc biệt năm 2009, chỉ số C cao nhất đạt 6.97 đơn vị. Nguyên nhân do hậu quả khủng hoảng kinh tế gây hệ lụy đến hiệu quả đầu tư toàn xã hội. Mặc dù những năm sau đó chỉ số này đã cải thiện nhưng C nền kinh tế vẫn trên mức 5.00 đơn vị, tính đến cuối năm 2013 là 6.31 đơn vị. Xét riêng khu vực công, đây là khu vực có t trọng đầu tư cao nhất của toàn xã hội nhưng cũng là khu vực có chỉ số C cao nhất. Cụ thể trong giai đoạn 2006 - 2013, trong khi khu vực ngoài nhà nước chỉ cần trung bình .0 đồng vốn để tạo ra 1 đồng GDP thì khu vực đầu tư công cần đến .55 đồng. Theo khuyến cáo của các nước phát triển thì hệ số C của các nước đang phát triển nên từ 3.00 đến .00 đơn vị là có hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư, như vậy C của Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với khuyến cáo nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam là thấp, trong đó

thấp nhất phải kể đến khu vực đầu tư công. Do thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư công mà nguồn vốn này đa phần được tài trợ từ nợ công là nguyên nhân khiến cho tình hình nợ công ngày càng gia tăng để bù đắp thiệt hại, nếu khu vực công không gia tăng hiệu quả chi đầu tư thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công cũng như nguy cơ khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, điều đã xảy ra với Hy Lạp và các nước EU.

Nói tóm lại, tình hình sử dụng nợ công của Việt Nam trong những năm qua chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt t lệ đầu tư cao nhưng hiệu quả đầu tư lại thấp. Dù rằng C chưa phải là tiêu chí toàn diện để đo lường hiệu quả đầu tư nhưng C tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định và cơ sở hạ tầng chưa chất lượng đặt ra mối quan tâm làm cách nào để kiểm soát hiệu quả đầu tư. Đặc biệt là các khoản tiền đầu tư vào các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty khu vực Nhà nước trong khi công tác phòng chống tham nhũng chưa tốt cũng như cơ chế quản lý vốn và tài sản chưa tách bạch giữa nghĩa vụ và quyền lợi trong các đơn vị thành viên của các tập đoàn, tổng công ty. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn vốn vay lãng phí, thời gian thi công kéo dài, chưa kể đến dự án thất bại…không những gây ảnh hưởng đến nguy cơ trả nợ mà nguy hại hơn là làm gia tăng gánh nặng nợ nần khi NSNN không đủ khả năng trả nợ công khi đáo hạn. Kết quả năm 201 chính phủ phải vay mới để xử lý nợ đến hạn ,000 t đồng, dự toán năm 2015 sẽ là 130,000 t đồng[59]. Theo tác giả tái cấu trúc nền kinh tế, cơ cấu nợ công và quản lý nợ công hiệu quả là vấn đề cấp bách hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)