Thứ nhất, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm tăng trưởng
kinh tế ở mức hợp lý, duy trì lãi suất ở mức hợp lý để không ảnh hưởng đến chi phí nợ và khả năng vay nợ của Chính phủ, tạo niềm tin của nhà đầu tư vào các công cụ nợ của Chính phủ.
Thứ hai, tiếp tục tái cơ cấu nợ công. Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung
bình nên vay DA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp sẽ bị hạn chế. Các khoản vay nước ngoài trong tương lai nếu có sẽ là các khoản vay thương mại với lãi suất thị trường và thông thường có thời hạn ngắn. Do đó, tái cơ cấu nợ công theo hướng tăng nhanh t trọng vay dài hạn với lãi suất thấp, tăng t trọng nợ
trong nước và giảm nợ nước ngoài. Phát hành trái phiếu chính phủ có kỳ hạn dài hơn và lãi suất hợp lý để vừa giảm thiểu rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản vừa nhằm tái cơ cấu nợ. Tiến hành vay đảo nợ với thời gian dài hơn, lãi suất thấp hơn để giải quyết các khoản nợ đến hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Bố trí nguồn từ ngân sách nhà nước trong giới hạn theo quy định và sử dụng quỹ tích lũy trả nợ6 để trả nợ đúng hạn.
Thứ ba, cần thực hiện k luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh
tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên, luôn ở mức cao gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. K luật tài khóa cần thực thi một cách cứng rắn, theo lộ trình rõ ràng. Cùng với đó, cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả. Chế độ kiểm toán cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát nợ công.