Qua một số nghiên cứu đã dẫn ở Mục 1.4.1, các nhà kinh tế đều chấp nhận mối quan hệ tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, chỉ khác là quan hệ ấy là thuận chiều hay nghịch chiều. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra sự tác động ngược chiều của nợ công lên tăng trưởng kinh tế tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò bù đắp thiếu hụt trong chi tiêu chính phủ, đặc biệt đối với các nước đang phát
Lãi suất i2 i1 i2 I1 Lãi suất
Vay nợ I2 Đầu tư
i1 S (Vay nợ)
triển của nợ công. Như vậy, xét đến cùng nợ công vừa có tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm và phát hiện ra bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng, nghĩa là nợ công sẽ tác động thuận chiều với tăng trưởng ở một mức độ hợp lý và sẽ tác động ngược chiều khi mức độ nợ vượt qua giới hạn an toàn.
Trong nghiên cứu của Pattillo và cộng sự (2002)[52] đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng. Nhóm nghiên cứu tuyên bố tại mức độ nợ thấp, nợ gần như tác động cùng chiều lên tăng trưởng nhưng khi mức độ nợ tăng lên một điểm mà nhóm nghiên cứu gọi là điểm quay đầu “turning point” thì việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra tác động trái chiều lên tăng trưởng. Cùng ý tưởng đó, Caner và cộng sự (2010)[49]
đã nghiên cứu mẫu gồm 99 quốc gia (trong đó có 26 quốc gia phát triển và 5 quốc gia đang phát triển ở khắp nơi trên thế giới) để chứng minh sự tồn tại của điểm ngưỡng mà Caner gọi là “tipping point” tại đó tác động nợ công lên tăng trưởng kinh tế trở nên tiêu cực. Kết quả nghiên cứu đã thiết lập mức ngưỡng nợ công là % đối với các quốc gia trong mẫu chung và 6 % đối với nhóm các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của
Reinhart và Rogoff (2010)[54] phân tích tác động các mức độ nợ công đối với tăng trưởng GDP bằng cách xem xét một mẫu của 20 quốc gia phát triển và 2 quốc qua đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1 90 – 2009 để tìm ra mối quan hệ giữa mức nợ công, tăng trưởng và lạm phát bằng mô hình ước lượng ngưỡng. Kết quả cho thấy nợ công dưới 90% GDP thì có ảnh hưởng tích cực (yếu) trong khi vượt qua 90% sẽ gây ra tiêu cực. Nghiên cứu còn cho thấy không có mối tương quan rõ ràng giữa nợ công và tăng trưởng ở nhóm các nước phát triển và nhóm các nước trong nền kinh tế mới nổi có mức ngưỡng chịu đựng nợ công thấp hơn. Điều này chứng minh sự tác động phi tuyến của nợ công đến tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Cristina Checherita và Philip Rother (2010)[40] sử dụng phương pháp ước lượng V-GMM mô hình bảng dạng hàm bậc hai của biến nợ công cho mẫu 12 quốc gia khu vực uro giai đoạn 1990 – 2010, kết quả thực nghiệm cho
thấy khi nợ công vượt 0% - 0% thì tác động của nợ công trở nên tiêu cực.
Cristina Checherita và Philip Rother (2012) làm rõ hơn phân tích năm 2010, kết
quả thực nghiệm cho rằng tác động ngắn hạn của nợ công trên GDP sẽ tăng trưởng dương và có ý nghĩa thống kê cao. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trở về không khi nợ công vượt quá 6 %.. Tiếp bước nghiên cứu, Menciger và Aritovnik (2013)[46] đã đánh giá hiệu quả tác động của nợ công lên tăng trưởng của 25 nước liên minh U đang trong tình trạng khủng hoảng nợ công (gồm thành viên cũ và thành viên mới), sử dụng phương pháp FEM và IV-GMM cho mô hình bậc hai của nợ, tác giả cũng chứng minh được tác động phi tuyến và ngưỡng nợ là khoảng giữa 0% - 90% nhóm nước cũ và 53% - 5 % nhóm nước mới. Cùng phương pháp ước lượng GMM, Andrea F. Presbitero (2010)[35] nghiên cứu thực nghiệm cho 92 nước đang phát triển, sử dụng biến công cụ là độ trễ của các biến giải thích cho thấy tồn tại hiệu ứng phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng khi kiểm tra đồng thời dạng hàm bậc hai và hàm ngưỡng với điểm ngoặt nợ là 2 %.
Một số nghiên cứu khác cũng đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển. Hầu hết các nghiên cứu này đều bắt nguồn từ động cơ làm rõ giả thuyết “Debt overhang”, tạm dịch là “số dư nợ quá mức” – một tình huống mà trong đó nghĩa vụ nợ của một quốc gia quá nặng đến nỗi phần lớn sản lượng tạo ra phải tích lũy để trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài, do đó gây nên sự không khuyến khích đầu tư, cụ thể đó là nghiên cứu của Krugman (1988)[64] và Sachs (1989)[66]. Lý thuyết nêu rằng ở mức hợp lý các khoản nợ, vay thêm được dự kiến sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Nhưng lý thuyết cũng nhấn mạnh nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau cho thấy hiệu ứng nợ có dạng phi tuyến. Tức lúc ban đầu, các khoản nợ vay tăng lên sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng khi nợ tăng đến một điểm gọi là “Debt overhang” thì khi đó một sự tăng lên của nợ sẽ tạo áp lực đầu tư tư nhân gây kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Ở các quốc gia đang phát triển, đa phần
nợ nước ngoài là thuộc về nợ công do đó luận văn xem nợ công cũng sẽ tuân theo lý thuyết Krugman.
Lý thuyết “Debt overhang” có thể được xem là lý thuyết quan trọng trong giải thích mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng kinh tế và có thể xem xét qua đường cong Laffer (Hình 1.3), cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ
càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.
H nh 1.3. Đường cong Laffer
[Nguồn: tạp chí IMF (2002), “External Debt and Growth”][33]
Mặc dù lý thuyết “Debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài hay nợ công nói chung đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do vậy, ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó, có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến. Đỉnh đường cong Laffer gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động
Khả năng dự kiến trả nợ
Nợ
khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “Debt overhang”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một của luận văn, luận văn thực hiện các vấn đề sau,
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nợ công, vị trí nợ công trong tổng thể của nợ quốc gia và phân biệt các khái niệm nợ công giữa các tổ chức quốc tế với Việt Nam. Khái quát hóa tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu phổ biến để đo lường tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Luận văn trình bày tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực và tiêu cực đồng thời giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng qua tác động tuyến tính gồm hiệu ứng kích thích, chèn lấn và tác động phi tuyến.
Trong chương tiếp theo, luận văn phân tích thực trạng nợ công của Việt Nam nhằm đánh giá tính bền vững của nợ công hiện tại, nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế. Đồng thời, kế thừa cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đi trước, luận văn ước lượng mô hình tác động của nợ công đến tăng trưởng để chứng minh mối quan hệ phi tuyến đồng thời tìm ra ngưỡng nợ công tham khảo cho Việt Nam.
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ