Khuyến nghị quản lý thông tin nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế (Trang 98 - 101)

Như trình bày ở Chương 2, số liệu nợ công của Việt Nam khá khó thống kê, có nhiều điểm gãy, thiếu sự rõ ràng minh bạch và tính kịp thời. Tính đến hiện nay, Bộ Tài chính chỉ công bố chính thức thông tin nợ công thông qua các Bản tin nợ nước ngoài số 1, 5, 6, (dữ liệu từ năm 2002 đến năm 2010, hiện không còn phát hành thêm) và Bản tin nợ công số 1, 2, 3 (dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2013) tuy nhiên thông tin chỉ theo từng khoản lớn, mức độ chi tiết không cao, chưa thể hiện hết tất cả thông tin nợ công và dự báo cho tương lai. Do đó, luận văn khuyến nghị thông tin nợ công cần được quản lý chặt chẽ, kịp thời, chính xác và công bố công khai cho người dân nắm được tình hình nợ công và hiệu quả mang lại từ việc sử dụng. Việc này có ý nghĩa quan trọng để nợ công sử dụng đúng mục đích và có trách nhiệm.

Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin nợ công

Theo Luật Quản lý nợ công 2009, thông tin nợ công được quản lý bởi nhiều cơ quan khác nhau như Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ngang bộ khác và Hội đồng nhân dân/ Ủy ban nhân dân cấp địa phương. Sự phối hợp quản

lý nợ công giữa các cơ quan chức năng còn chồng chéo, chưa nhịp nhàng và sự thiếu vắng một bộ phận chuyên biệt về quản lý thông tin nợ công đóng vai trò đầu mối dẫn đến hiện tượng phân tán trong quản lý số liệu về nợ công. Do đó, luận văn có các khuyến nghị sau:

Thứ nhất, phân biệt rõ ràng vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính phủ. Đây là

cơ sở để thông tin nợ công được quản lý đúng nơi, đúng chỗ, không bị chồng chéo. Khuyến nghị này cũng chính là khuyến nghị của M , theo đó khu vực chính phủ nên được tách bạch rõ ràng với khu vực tổ chức công, cũng như toàn bộ hai khu vực này cần được tách bạch so với phần còn lại của nền kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò chính sách và quản lý của khu vực công cần rõ ràng và công khai. Xét riêng về quản lý nợ công, Chính phủ cần rà soát lại vai trò cũng như quyền hạn giữa các cơ quan quản lý nợ công, tránh trường hợp quản lý chồng chéo, bất hợp lý. Bộ Tài chính nên là cơ quan chuyên trách trong việc quản lý nợ công như lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các chỉ số về giới hạn nợ và các thông số về rủi ro mà nợ công mang lại. Đặc biệt, NHNN với tư cách là một cơ quan tài khóa của Chính phủ không được nhầm lẫn trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ cùng với việc quản lý một phần nguồn quỹ chứng khoán của Chính phủ. Hiện nay tại Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính là cơ quan có quyền tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ trong khi theo Đ:iều 12 của luật này về nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN, không có quy định về việc NHNN có quyền thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ qua đấu thầu nhưng trên thực tế NHNN vẫn là cơ quan đang thực hiện việc thông báo, giám sát và tiến hành các giao dịch đấu thầu trái phiếu chính phủ, điều này dẫn đến sự vi phạm trong chức năng hoạt động của NHNN và việc quản lý doanh số trái phiếu chính phủ chưa hợp lý.

Thứ hai, thành lập bộ phận chuyên biệt làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin

trực thuộc cơ quan quản lý nợ công. Chức năng của bộ phận này là chuyên theo dõi, ghi chép, thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin nợ bao gồm quy mô

nợ chi tiết theo những cách phân loại khác nhau, tình hình sử dụng nợ, tình hình trả nợ…dưới dạng các báo cáo chi tiết được chuẩn hóa đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan có liên quan thực hiện báo cáo, lưu trữ thông tin làm cơ sở để bộ phận này liên hệ và tổng hợp khi có nhu cầu. Mục đích cuối cùng của khuyến nghị này là quy thông tin nợ công về một mối duy nhất. Lưu ý, khuyến nghị này có ý nghĩa và phát huy tác dụng tốt nhất khi và chỉ khi các cơ quan quản lý nợ công được phân công phạm vi rõ ràng như khuyến nghị thứ nhất của mục này.

Thứ ba, đảm bảo thông tin nợ công chính xác và đầy đủ. Tính chính xác và đẩy đủ

của thông tin nợ công có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín dụng của chính phủ bởi cơ sở để chủ thể cho vay ra quyết định có cho chính phủ một nước vay phụ thuộc vào mức độ tin cậy của thông tin nợ công mà chính phủ cung cấp. Do đó, ngoài việc thành lập bộ phận quản lý thông tin nợ công tập trung như khuyến nghị trên, Chính phủ cần đẩy mạnh công nghệ kỹ thuật trong việc quản lý thông tin nợ công đó là nâng cấp hệ thống thông tin quản lý nợ quốc gia nhằm mục đích quản lý cơ sở dữ liệu với khối lượng lớn, khả năng truy cập nhanh, ứng dụng tích hợp các cơ quan trên toàn quốc nhằm hỗ trợ tối đa cho bộ phận thu thập dữ liệu thống kê thông tin nợ công dễ dàng. Ngoài ra, nâng cấp này còn gia tăng độ bảo mật thông tin hệ thống, hạn chế bị thất thoát thông tin ra bên ngoài.

Công bố thông tin công khai, minh bạch và kịp thời

Sau khi thông tin nợ công được thu thập và xử lý cần được kiểm toán độc lập, tốt nhất là thuê cơ quan kiểm toán độc lập có tầm quốc tế và uy tín. Sau đó, thông tin cần được công khai minh bạch. Việc thông tin nợ công không minh bạch hoặc cố tình làm cho không minh bạch sẽ gây hậu quả nặng nề như khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp năm 2009 nguyên nhân chính là công bố nợ công sai sự thật làm suy giảm niềm tin hoàn toàn của các nhà đầu tư. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần công bố nợ công minh bạch vì: (i) nợ công là khoản nợ mà người dân phải trả thông qua đóng thuế cho nhà nước, đó đó Chính phủ cần công bố chính xác cho nhân dân – những người trả nợ; (ii) việc công khai minh bạch hóa nợ công để người dân và xã hội

giám sát được các công trình sử dụng vốn DA, điều này giúp nguồn vốn DA nói chung và vốn vay nói riêng được sử dụng hợp lý hiệu quả và hạn chế tiêu cực phát sinh không đáng có từ phía con người như tham nhũng, biện thủ, thiếu trách nhiệm trong công tác đánh giá dự án đầu tư công,..; (iii) đó là việc làm hiệu quả để các nhà kinh tế trong và ngoài nước cập nhật số liệu, thực hiện ước lượng mô hình nhằm gợi ý chính sách cũng như dự báo tính bền vững của nợ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)