Thứ nhất là khả năng trả nợ công từ nguồn thu ngân sách. Bảng 2.5 cho thấy quy
mô nợ công Việt Nam luôn lớn hơn tổng giá trị thu NSNN. Trong giai đoạn 2001 – 201 , tốc độ gia tăng nợ công cao hơn tốc độ gia tăng của nguồn thu NSNN thể hiện qua t lệ nợ công/thu NS ngày càng tăng. Năm 2001 chỉ số này đạt 1.5 đơn vị đến năm 201 đã lên đến 2.69 đơn vị. Theo nhóm các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ công thuộc tiêu chuẩn H PCs[5] yêu cầu nợ công/thu ngân sách bé hơn 2.5 đơn vị là
an toàn. Như vậy, Việt Nam đã vượt qua chỉ số an toàn được đề ra bởi H PCs năm 2014 là 2.69. Điều này cho thấy áp lực nợ công ngày càng đè nặng lên nguồn thu NSNN, khả năng chịu đựng nợ từ nguồn thu NSNN đang thiếu bền vững. Trong khi đó, nguồn thu NSNN được góp nên chủ yếu từ các khoản thu thuế và lệ phí, như vậy, gánh nặng nợ ngày càng đè nặng lên vai của thế hệ tương lai, thậm chí có nguy cơ bóp méo hệ thống thuế để tăng nguồn thu trả nợ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Bảng 2.5. Quy mô nợ công và thu ngân sách Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nợ công 155,346 188,512 232,387 303,563 345,879 407,714 509,893 Thu ngân sách 103,888 121,716 152,957 190,889 228,288 279,472 325,438 Tỷ lệ nợ công/ thu NS 1.5 1.55 1.52 1.59 1.52 1.46 1.57 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nợ công 637,028 848,448 1,043,381 1,298,685 1,574,889 1,850,474 2,204,982 Thu ngân sách 429,523 462,878 588,234 719,403 733,446 820,954 818,543 Tỷ lệ nợ công/ thu NS 1.48 1.83 1.77 1.81 2.15 2.25 2.69
[Nguồn: IMF, MoF và tính toán của tác giả]
Nếu xét về t lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN thì thông qua Bảng 2.6 t lệ này ở tình trạng an toàn vì vẫn dưới ngưỡng 25% (không kể cho vay lại) theo quy định trong Quyết định 958/QĐ-TTg, cụ thể trung bình giai đoạn 2010 – 2014 là 15.36% và dự kiến năm 2015 khoảng 16.1%. Song, theo một số chuyên gia kinh tế[61], nếu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại, thì t lệ này đã vượt trần với 25.92% năm 201 và 31. 5% năm 2015. Còn nếu tính toàn bộ nghĩa vụ trả nợ công thì các t lệ trả nợ còn lớn hơn, năm 2013 là 33.39%, năm 201 là 3 .0 % và năm 2015 sẽ lên tới 5.02%. Ông Trương Hùng Long[81], cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại giải thích 0% khoản vay về, được ngân sách phân bổ lại cho các dự án, các đối tượng khác. Các chủ đầu tư được vay lại sẽ phải có trách nhiệm trả nợ nên không thể tính vào khoản chi trả nợ trực tiếp từ ngân sách. Nói tóm lại, t lệ trả nợ trực tiếp trên thu ngân sách của Chính phủ vẫn trong giới hạn cho phép theo tiêu chí của Việt Nam,
nợ công vẫn trong giới hạn an toàn và Chính phủ đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên, khả năng trả nợ sẽ mong manh nếu tính hết tất cả các nghĩa vụ trả nợ liên quan đến nợ công.
Bảng 2.6. Nghĩa vụ trả nợ công so với NSNN và tổng kim ngạch XNK
Đơn vị tính: %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so
với thu NSNN 17.6 15.6 14.6 15.2 13.8 16.1 Nghĩa vụ trả nợ công nước ngoài so với
tổng kim ngạch xuất khẩu 3.4 3.5 3.5 4.3 N/A N/A
[Nguồn: CIEM [31]
, báo Tuổi Trẻ[60], bản tin nợ công số 3, trong đó 2015 là dự kiến]
Thứ hai là khả năng trả nợ công nước ngoài từ nguồn thu xuất khẩu và dự trữ ngoại
hối. Như phân tích ở phần lịch sử nợ công Việt Nam, sau khi được các tổ chức quốc tế tiến hành xóa nợ đồng thời cho vay mới các khoản vay DA để phát triển kinh tế những năm 90, có thể nói Việt Nam chưa thật sự bị áp lực về việc phải trả nợ. Nhưng những năm gần đây, áp lực trả những khoản vay nước ngoài đang bắt đầu trở thành bài toán vì các khoản nợ này bắt đầu từ những năm 1993-1995 và đến nay là được 20 năm, tức là bắt đầu thời gian phải trả nợ gốc. Mặc dù hầu hết các khoản nợ là vay ưu đãi nước ngoài với lãi suất rất thấp, thời gian ân hạn dài nhưng hiện chúng ta đang bắt đầu phải trả nợ. Biều đồ 2.8 thể hiện tình hình hiện tại và dự báo trả nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam từ năm 2011 đến năm 202 . Từ năm 2011, Việt Nam cần chi ra hằng năm ít nhất 1,200 triệu USD năm 202 và nhiều nhất là 2,3 0 triệu USD năm 2020 để trả nợ nước ngoài, bình quân 1,521 triệu USD. Trong đó, phần trả nợ gốc chiếm chủ yếu.
Biểu đồ 2.8. Nghĩa vụ thanh toán nợ nước ngoài trong tương lai của Chính phủ
Đơn vị tính: triệu USD
[Nguồn: bảng tin nợ nước ngoài số 7]
Để trả nợ cho khoản vay nước ngoài chủ yếu dựa vào nguồn thu xuất khẩu và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Xét nguồn thu từ xuất khẩu Việt Nam những năm qua luôn có xu hướng gia tăng, kim ngạch xuất khẩu năm 201 đạt 1 5,56 t VND so với năm 2001 chỉ đạt 15,029 t , tốc độ tăng gần 100%. Nguyên nhân xuất khẩu tăng nhanh do kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa hội nhập, là thành viên nhiều tổ chức quốc tế tiêu biểu như WTO, APEC…đã tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu và cũng do chính sách tăng cường xuất khẩu hạn chế nhập khẩu luôn được Chính phủ quan tâm thực thi những năm qua. Xét về dự trữ ngoại hối, theo cafeF[68]
nguồn dự trữ cơ bản của Việt Nam hiện nay gắn liền với USD và đang tăng lên từ 12.5 t USD năm 2010 lên 36 t USD năm 201 . Khoản dự trữ này đảm bảo sự can thiệp và điều chỉnh thị trường ngoại hối ở ngắn hạn, trong đó có việc cho ngân sách vay để trả nợ nước ngoài. Như vậy, quy mô nguồn thu xuất khẩu và dự trữ ngoại hối của
0 250 500 750 1.000 1.250 1.500 1.750 2.000 2.250 2.500 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Nợ gốc Lãi và phí
Việt Nam ngày càng gia tăng, tuy nhiên quy mô nợ công và nghĩa vụ nợ cũng một ngày gia tăng, vậy khả năng trả nợ từ hai nguồn này có thể sẽ không đảm bảo tính bền vững của nợ công. Bảng 2.7 cho thấy nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu đảm bảo khả năng thanh toán nợ tốt hơn so với dự trữ ngoại hối. Xét về nghĩa vụ trả nợ công nước ngoài giai đoạn 2006 – 2014 thì nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu giữ ổn định 3-4% nghĩa là chỉ cần trích 3/100 đồng nguồn thu xuất khẩu để thanh toán nghĩa vụ nợ hàng năm, trong khi đó nghĩa vụ trả nợ so với dự trữ ngoại hối trung bình 10.5%. Xét về giá trị nguồn thu xuất khẩu tài trợ cho tổng nợ công nước ngoài thì có xu hướng giảm dần chiếm trung bình 36.9%, cao nhất là . % năm 2009 và thấp nhất là 26% năm 201 . Điều này chứng tỏ nguồn thu xuất khẩu có tốc độ tăng cao hơn nợ công nước ngoài nên khả năng đảm bảo an toàn tăng lên (thể hiện t lệ giảm xuống) trong khi đó, dự trữ ngoại hối không đủ để tài trợ tổng nợ nước ngoài khi t lệ hơn 100%.
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ công nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nợ công nước ngoài/xuất
khẩu (%) 39.2 39.7 34.7 48.8 45 38.6 31.5 28.7 26.0 Nghĩa vụ trả nợ công
nước ngoài/xuất khẩu (%) 4.0 3.8 3.3 4.2 3.4 3.5 3.5 4.3 4.5 Nợ công nước ngoài/dự
trữ ngoại hối (%) 136 97 95 198 262 277 136 140 133 Nghĩa vụ trả nợ công
nước ngoài/dự trữ ngoại
hối (%) 13.7 9.2 8.9 16.9 19.1 9.86 5.86 6.38 4.23 Dự trữ ngoại hối (T
USD) 11.5 19.9 23.0 14.1 12.4 13.5 25.4 25.7 35.7
[Nguồn: IMF country report, Phạm Thế Anh (2012)[17A]
và tính toán của tác giả]
Như vậy, xét về mặt số liệu, khả năng thanh toán nợ công nước ngoài của Việt Nam bằng cả nguồn thu xuất khẩu và dự trữ ngoại hối thì có thể đáp ứng được, trong đó chủ yếu là từ nguồn thu xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải hoàn toàn
nguồn thu xuất khẩu và dự trữ ngoại hối để thực hiện nghĩa vụ nợ. Vì (i) nguồn thu xuất khẩu phần lớn thuộc về tư nhân, Chính phủ cần thực hiện vay nợ trong nước để giảm nợ nước ngoài, vô hình chung tổng nợ công không đổi, (ii) ý nghĩa chính của dự trữ ngoại hối là để can thiệp và điều chỉnh t giá của NHNN chứ không dùng để thanh toán nợ. Theo HSBC[64]
nhận định dự trữ ngoại hối hiện nay của Việt Nam khoảng 35 t USD vẫn thấp hơn nhiều mức cần thiết tối thiểu là 3 tháng nhập khẩu nên dường như NHNN không có dư địa để cho Chính phủ vay. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp tài khóa phù hợp để thanh toán nợ nước ngoài hơn là căn cứ và nguồn thu xuất khẩu và dự trữ ngoại hối, trước mắt năm 2016 cần phải thanh toán đến gần 2.5 t USD nợ công nước ngoài.
Nói tóm lại, qua phân tích thực trạng nợ công Việt Nam thời gian qua có thể thấy so với các nước đang phát triển khác, quy mô nợ/GDP Việt Nam khá cao. Với nguyên nhân chủ yếu vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách và tài trợ cho đầu tư tuy nhiên tình hình thâm hụt NS chưa được cải thiện kèm theo hiệu quả đầu tư thấp đã cho thấy việc sử dụng nợ công không hiệu quả. Bên cạnh đó, nợ công nước ngoài là chủ yếu kèm với việc t giá VND với các ngoại tệ khác có xu hướng gia tăng khiến quy mô nợ công càng phình to kèm với việc khó tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi hiện nay phải chuyển dần vay ngắn hạn với lãi suất thương mại khiến cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc trả nợ, cụ thể là vay thêm nợ để xử lý nợ đến hạn đã khiến cho nguy cơ mất an toàn nợ có thể xảy ra, một khi nợ công mất an toàn chắc chắn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy liên quan như đầu tư giảm, thất nghiệp, lãi suất tăng cao, t giá hối đoái giảm, lạm phát tăng cao, an sinh xã hội định trệ,..khủng hoảng kinh tế và tăng trưởng giảm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nợ công Việt Nam vẫn an toàn nhưng nhưng khối nợ đang tăng nhanh khiến khả năng ứng phó với các cú sốc tương lai có thể suy giảm tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể. Do đó, Chính phủ không nên chủ quan mà cần phải quan tâm đến bản chất của khoản nợ, khả năng trả nợ tương lai, hiệu quả sử dụng nợ tránh nguy cơ dẫn đến hiện tượng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại) gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.