Nguồn tài trợ và thay thế nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế (Trang 94)

3.3.1. Thu hút nguồn vốn từ công chúng trong nước

Tiết kiệm trong khu vực tư nhân và tiết kiệm của các tầng lớp dân cư luôn là một nguồn vốn lớn, có nhiều khả năng tăng cường huy động để phát triển kinh tế. Nếu các kênh huy động vốn hoạt động hiệu quả thì nguồn tiết kiệm của tầng lớp nhân dân sẽ sẵn sàng đổ về hệ thống ngân hàng và hệ thống các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, trên thực tế người dân Việt Nam có xu hướng tích trữ tài sản dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc các tài sản có giá trị lớn tại nhà. Đó là một sự lãng phí nguồn lực rất lớn khi không biết vận dụng cho việc bù đắp vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn từ công chúng còn nguồn cho vay an toàn hơn vay nước ngoài vì đỡ phải chịu áp lực về lãi và thời gian trả nợ. Mặc dù vay nợ trong nước không có tác dụng giảm nợ công nhưng góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền vững hơn, giảm áp lực nợ công, tạo độ vững cho kinh tế phát triển. Giống như nợ công Nhật Bản chủ yếu đến từ phát hành trái phiếu chỉnh phủ trong nước, đó là một trong những nhân tố

6Theo Điều 29 Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 “Quỹ tích luỹ trả nợ là quỹ thuộc ngân sách nhà nước, được Chính phủ thành lập và giao Bộ Tài chính quản lý nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ

khiến cho nợ công Nhật Bản tuy rất cao nhưng lại bền vững. Vì thế tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành thêm nhiều chính sách hơn nữa để khuyến khích

cá nhân hộ gia đình đưa tài sản cất giữ vào trong lưu thông. Muốn được như thế, cần đa dạng hóa các hình thức và công cụ huy động vốn cho các tổ chức doanh nghiệp tư nhân ở mọi khu vực, mọi thời điểm. Đảm bảo cho người dân cơ hội tốt nhất để đưa đồng vốn vào phát triển kinh tế.

Thứ hai, ban hành chính sách khuyến khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn

đưa vốn vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng vùng. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo hành lang pháp lý để người dân có thể tự đầu tư hay góp vốn cùng nhà nước xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như mô hình phối hợp công và tư – PPP [xem phụ lục 2].

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, tiết kiệm trong gia đình,

từng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, thực hiện những biện pháp tránh lãng phí và có cơ chế khen thưởng, tuyên dương tổ chức, doanh nghiệp, tập thể và các cá nhân thực hiện tốt.

3.3.2. Thu hút nguồn vốn từ kiều bào ngoài nước

Bên cạnh giảm áp lực nợ công bằng hình thức chuyển dịch cơ cấu nợ sang nợ công trong nước thì còn có một giải pháp khác không làm gia tăng quy mô nợ nhưng vẫn có khả năng tài trợ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong nước. Một trong những nguồn vốn không cần trả lãi đó chính là nguồn vốn từ kiều bào nước ngoài. Có thể nói, kiều hối có vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên có ý nghĩa nhất định vì trên thực tế, kiều hối là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Nhờ kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài, góp phần cân đối trong cán cân thanh toán thương mại. Mặt khác, kiều hối giúp tạo thêm công ăn

việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua đầu tư, kinh doanh của Việt kiều, đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục...Nguồn vốn của kiều hối được tính như là một những dòng vốn bên ngoài, nguồn vốn này sẽ tài trợ cho nhu cầu đầu tư của Việt Nam.

Hiện có khoảng triệu người Việt Nam sống, làm việc ở trên 100 quốc gia trên thế giới. Năm 201 , Việt Nam thu hút lượng kiều hối đạt tới 12 t USD, cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân khiến lượng kiều hồi đổ về Việt Nam tăng mạnh qua các năm là do lượng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông, trong đó lượng người đi lao động xuất khẩu chiếm t lệ khá cao, đây là lực lượng chủ lực gửi ngoại tệ về Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư, cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng (theo Quyết định

số 06/VBHN-NHNN về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước). Mặt khác, dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển

với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với tính chất cạnh tranh rất cao. Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( D ), kiều hối chiếm t trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam và có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong nhiều giai đoạn, giá trị của kiều hối còn tăng vượt so với vốn đầu tư trực tiếp D . So với các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( DA), đầu tư gián tiếp nước ngoài ( ) thì kiều hối vào Việt Nam luôn có giá trị lớn hơn và luôn có tính ổn định cao hơn cả[30]. Chính những ưu việt đó mà tác giả khuyến nghị cần thu hút thêm nguồn vốn này để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam.

Thứ nhất, nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại và đặc biệt kiều hối tạo ra

nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Nguồn vốn này giúp đất nước giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

Thứ hai, kiều hối đóng góp cho sự gia tăng tiết kiệm của quốc gia, được tính bằng

dòng kiều hối. Phần tiết kiệm từ kiều hối có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư trực tiếp, gửi vào các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, cất trữ dưới dạng tiền mặt, vàng… Ngoài phần kiều hối được dùng đầu tư trực tiếp, kiều hối được gửi vào các tổ chức tài chính sau đó lại được cho vay tài trợ cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. Ngoài ra, người dân có thể dùng tiết kiệm kiều hối mua trái phiếu Chính phủ, tài trợ cho phần nợ công ít phụ thuộc vào nước ngoài, giảm rủi ro cho nợ công (tăng nợ công trong nước so với nợ công nước ngoài xét về mặt định tính sẽ gia tăng thêm tính bền vững cho nợ công).

Thứ ba, Việt Nam được coi là quốc gia hấp dẫn nguồn vốn D và nguồn vốn này

cũng tăng đều trong những năm gần đây, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, thực tế nguồn vốn D cũng đã để lại nhiều tác động tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng và là vốn của tư bản nước ngoài, nếu họ không xuất khẩu thì sẽ cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Trong khi đó nguồn vốn kiều hối thì tránh được các mặt tiêu cực này. Còn đối với nguồn vốn DA cũng là nguồn vốn quan trọng, nhưng phần lớn là vốn vay, nếu sử dụng không tốt sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau. Trong khi đó, nguồn vốn kiều hối vừa không phải lo trả nợ vừa không đối mặt với một số tác động tiêu cực trên… õ ràng, kiều hối có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảm áp lực nợ công và sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Một số khuyến nghị thu hút nguồn kiều hối hiện nay:

- Việt Nam cần phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính. Như vậy, kiều bào mới tin tưởng mà chuyển tiền về đầu tư, gia tăng lượng kiều hối.

- Thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất

nước. Muốn hướng kiều bào đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay những hoạt động khác mang lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước thì Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho họ hay những người thụ hưởng nguồn tiền này. Hạn chế việc chi tiêu dùng quá mức từ lượng kiều hối dẫn đến mất cân bằng cung cầu hàng hóa, gây ra lạm phát.

- Luật nhà ở năm 2015 cho phép người nước ngoài mua nhà chắc chắn sẽ khuyến khích thêm một lượng kiều hối lớn về Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn ràng buộc “Được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư”. Theo các chuyên gia bất động sản như vậy là không cần thiết, thậm chí còn làm nản lòng nhà đầu tư, kiều bào.

3.4. QUẢN LÝ NỢ CÔNG

3.4.1. Khuyến nghị quản lý thông tin nợ công

Như trình bày ở Chương 2, số liệu nợ công của Việt Nam khá khó thống kê, có nhiều điểm gãy, thiếu sự rõ ràng minh bạch và tính kịp thời. Tính đến hiện nay, Bộ Tài chính chỉ công bố chính thức thông tin nợ công thông qua các Bản tin nợ nước ngoài số 1, 5, 6, (dữ liệu từ năm 2002 đến năm 2010, hiện không còn phát hành thêm) và Bản tin nợ công số 1, 2, 3 (dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2013) tuy nhiên thông tin chỉ theo từng khoản lớn, mức độ chi tiết không cao, chưa thể hiện hết tất cả thông tin nợ công và dự báo cho tương lai. Do đó, luận văn khuyến nghị thông tin nợ công cần được quản lý chặt chẽ, kịp thời, chính xác và công bố công khai cho người dân nắm được tình hình nợ công và hiệu quả mang lại từ việc sử dụng. Việc này có ý nghĩa quan trọng để nợ công sử dụng đúng mục đích và có trách nhiệm.

Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin nợ công

Theo Luật Quản lý nợ công 2009, thông tin nợ công được quản lý bởi nhiều cơ quan khác nhau như Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ngang bộ khác và Hội đồng nhân dân/ Ủy ban nhân dân cấp địa phương. Sự phối hợp quản

lý nợ công giữa các cơ quan chức năng còn chồng chéo, chưa nhịp nhàng và sự thiếu vắng một bộ phận chuyên biệt về quản lý thông tin nợ công đóng vai trò đầu mối dẫn đến hiện tượng phân tán trong quản lý số liệu về nợ công. Do đó, luận văn có các khuyến nghị sau:

Thứ nhất, phân biệt rõ ràng vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính phủ. Đây là

cơ sở để thông tin nợ công được quản lý đúng nơi, đúng chỗ, không bị chồng chéo. Khuyến nghị này cũng chính là khuyến nghị của M , theo đó khu vực chính phủ nên được tách bạch rõ ràng với khu vực tổ chức công, cũng như toàn bộ hai khu vực này cần được tách bạch so với phần còn lại của nền kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò chính sách và quản lý của khu vực công cần rõ ràng và công khai. Xét riêng về quản lý nợ công, Chính phủ cần rà soát lại vai trò cũng như quyền hạn giữa các cơ quan quản lý nợ công, tránh trường hợp quản lý chồng chéo, bất hợp lý. Bộ Tài chính nên là cơ quan chuyên trách trong việc quản lý nợ công như lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các chỉ số về giới hạn nợ và các thông số về rủi ro mà nợ công mang lại. Đặc biệt, NHNN với tư cách là một cơ quan tài khóa của Chính phủ không được nhầm lẫn trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ cùng với việc quản lý một phần nguồn quỹ chứng khoán của Chính phủ. Hiện nay tại Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính là cơ quan có quyền tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ trong khi theo Đ:iều 12 của luật này về nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN, không có quy định về việc NHNN có quyền thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ qua đấu thầu nhưng trên thực tế NHNN vẫn là cơ quan đang thực hiện việc thông báo, giám sát và tiến hành các giao dịch đấu thầu trái phiếu chính phủ, điều này dẫn đến sự vi phạm trong chức năng hoạt động của NHNN và việc quản lý doanh số trái phiếu chính phủ chưa hợp lý.

Thứ hai, thành lập bộ phận chuyên biệt làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin

trực thuộc cơ quan quản lý nợ công. Chức năng của bộ phận này là chuyên theo dõi, ghi chép, thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin nợ bao gồm quy mô

nợ chi tiết theo những cách phân loại khác nhau, tình hình sử dụng nợ, tình hình trả nợ…dưới dạng các báo cáo chi tiết được chuẩn hóa đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan có liên quan thực hiện báo cáo, lưu trữ thông tin làm cơ sở để bộ phận này liên hệ và tổng hợp khi có nhu cầu. Mục đích cuối cùng của khuyến nghị này là quy thông tin nợ công về một mối duy nhất. Lưu ý, khuyến nghị này có ý nghĩa và phát huy tác dụng tốt nhất khi và chỉ khi các cơ quan quản lý nợ công được phân công phạm vi rõ ràng như khuyến nghị thứ nhất của mục này.

Thứ ba, đảm bảo thông tin nợ công chính xác và đầy đủ. Tính chính xác và đẩy đủ

của thông tin nợ công có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín dụng của chính phủ bởi cơ sở để chủ thể cho vay ra quyết định có cho chính phủ một nước vay phụ thuộc vào mức độ tin cậy của thông tin nợ công mà chính phủ cung cấp. Do đó, ngoài việc thành lập bộ phận quản lý thông tin nợ công tập trung như khuyến nghị trên, Chính phủ cần đẩy mạnh công nghệ kỹ thuật trong việc quản lý thông tin nợ công đó là nâng cấp hệ thống thông tin quản lý nợ quốc gia nhằm mục đích quản lý cơ sở dữ liệu với khối lượng lớn, khả năng truy cập nhanh, ứng dụng tích hợp các cơ quan trên toàn quốc nhằm hỗ trợ tối đa cho bộ phận thu thập dữ liệu thống kê thông tin nợ công dễ dàng. Ngoài ra, nâng cấp này còn gia tăng độ bảo mật thông tin hệ thống, hạn chế bị thất thoát thông tin ra bên ngoài.

Công bố thông tin công khai, minh bạch và kịp thời

Sau khi thông tin nợ công được thu thập và xử lý cần được kiểm toán độc lập, tốt nhất là thuê cơ quan kiểm toán độc lập có tầm quốc tế và uy tín. Sau đó, thông tin cần được công khai minh bạch. Việc thông tin nợ công không minh bạch hoặc cố tình làm cho không minh bạch sẽ gây hậu quả nặng nề như khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp năm 2009 nguyên nhân chính là công bố nợ công sai sự thật làm suy giảm niềm tin hoàn toàn của các nhà đầu tư. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần công bố nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)