Báo cáo triển vọng Châu Á 2015 – phần nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam[67]
đã đưa ra kết luận: (i) Thâm hụt ngân sách được đặt mục tiêu 5% GDP trong năm 2015 và khả năng duy trì ở mức này trong năm 2016; (ii) Việc hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, dỡ bỏ thuế quan và miễn thuế cho các doanh nghiệp ưu tiên đều ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách; (iii) Trong thời kỳ dự báo, giá dầu giảm sẽ tác động bất lợi đến số thu thuế tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp; (iv) Với dự báo triển vọng giả định rằng nếu thu ngân sách thấp hơn kế hoạch, Chính phủ sẽ lựa chọn tăng thâm hụt ngân sách hơn là cắt giảm chi tiêu. Theo kịch bản đó, ADB đưa ra dự báo nợ công đến cuối năm 2016 có thể tăng đến 60% GDP. Do đó, Việt Nam nên điều chỉnh cân đối ngân sách trong trung hạn để tránh làm tăng nợ công lên mức không bền vững hoặc gây tác động xấu đến lòng tin của nhà đầu tư; (v) Về lâu dài, ADB đánh giá Việt Nam có đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hay
không phụ thuộc vào khả năng quản trị doanh nghiệp và cải cách cơ cấu sâu rộng hơn.
Định nghĩa lại khái niệm nợ công trong các văn bản luật hiện hành theo chuẩn quốc tế. Yêu cầu này được phần lớn các nhà nghiên cứu trong cả nước đồng tình. Theo tác giả Phạm Thế Anh và nhóm nghiên cứucho rằng, những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà rất có thể sẽ phải dùng NSNN để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam. Nợ của DNNN - yếu tố chưa có những chỉ tiêu cụ thể trong chiến lược nợ quốc gia - nên được coi là một phần không thể tách rời trong việc xây dựng chiến lược và phân tích về nợ công của Việt Nam. Ngoài ra, theo ông Trần Đình Thiên[63], Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng quan niệm về nợ công chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều điểm khác với quốc tế, số liệu về nợ là đang khác nhau, sai số quá lớn và chuẩn mực đo không thống nhất.
Dựa vào thực trạng nợ công Việt Nam thời gian qua với quy mô nợ/GDP Việt Nam khá cao và tăng liên tục so với khu vực, tình hình thâm hụt ngân sách chưa được cải thiện trong khi hiệu quả đầu tư công rất thấp cho thấy việc sử dụng nợ công không hiệu quả. Bên cạnh đó, nợ công nước ngoài là chủ yếu kèm với việc t giá VND với các ngoại tệ khác có xu hướng gia tăng khiến quy mô nợ công càng phình to kèm với việc khó tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi hiện nay phải chuyển dần vay ngắn hạn với lãi suất thương mại, tình hình vay thêm nợ mới để xử lý nợ đến hạn đã khiến cho nguy cơ mất an toàn nợ. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nợ công Việt Nam vẫn an toàn nhưng nhưng khối nợ đang tăng nhanh khiến khả năng ứng phó với các cú sốc tương lai có thể suy giảm tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể. Do đó, Chính phủ không nên chủ quan mà cần phải quan tâm đến bản chất của khoản nợ, khả năng trả nợ tương lai, hiệu quả sử dụng nợ tránh nguy cơ dẫn đến hiện tượng thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại) gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Dựa vào kết quả chạy hồi quy mô hình định lượng chứng minh khi quy mô nợ công vượt ngưỡng chịu đựng thì gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Đồng thời việc
tìm ra mức ngưỡng nợ công/GDP là 62.12% rất gần với quy mô nợ hiện tại của Việt Nam báo động cho rủi ro sụt giảm kinh tế có thể xuất hiện trong tương lai gần khi nợ công có xu hướng gia tăng liên tục.