8. Cấu trúc Luận văn
2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chƣơng trình Giáo dục địa phƣơng
các trƣờng THCS huyện Hiệp Hòa
2.2.1. Nhận thức về t m quan trọng của chương trình Giáo dục địa phương
Qua việc tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của 27 cán bộ quản lý, 90 giáo viên ở 27 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang về tầm quan trọng của chƣơng trình GDĐP, kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của GDĐP
TT Nội dung khảo sát Mức độ nhận thức (n= 117)
Rất Q.T Quan trọng Không QT
1. Kiến thức CTGDĐP cho học sinh THCS 11 (9,4%) 70 (59,8%) 36 (30,8%) 2. Công tác chuẩn bị tài liệu GDĐP 13(11,1%) 76 (65%) 28 (23,9%) 3. Công tác xây dựng kế hoạch bài giảng 15(12,8%) 81 (69,2%) 21 (18%) 4. T chức các hoạt động ngoại khóa GDĐP 10 (8,5%) 86 (73,5%) 21 (18%)
Qua Bảng 2.5 cho thấy: Trong số 117 cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc hỏi có gần 70% cho rằng kiến thức chƣơng trình GDĐP trong chƣơng trình THCS là quan trọng và rất quan trọng; nhưng vẫn có 30,8% cho là không quan trọng.
Công tác chuẩn bị tài liệu GDĐP còn 23,9% ý kiến cho là rất không quan trọng, và về t chức các hoạt động ngoại khóa và các mặt khác,…vẫn có 18% ý kiến cho là rất không quan trọng,...
Điều này chứng tỏ phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của chƣơng trình GDĐP trong các trƣờng THCS, thực hiện nghiêm túc theo phân phối chƣơng trình do Sở GD&ĐT; đa số giáo viên có sự đầu tƣ thời gian, công sức, trí tuệ cho bài dạy chƣơng trình GDDP.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đáng kể cán bộ quản lý và giáo viên chƣa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của chƣơng trình GDĐP trong các trƣờng THCS. Chính vì vậy dẫn đến chƣơng trình GDĐP trong các trƣờng THCS chƣa phát huy đƣợc tác dụng với ngƣời học.
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng nội dung chương trình GDĐP
Hiện nay, tất cả các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đã triển khai giảng dạy chƣơng trình GDĐP theo cấu trúc Bộ GD&ĐT quy định và đƣa những nội dung đặc trƣng của địa phƣơng vào giảng dạy:
Căn cứ tài liệu của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa đã chủ động xây dựng nội dung chƣơng trình GDĐP phù hợp với điều kiện thực tế, đƣa các nội dung gắn với các nhân vật lịch sử, các địa danh lịch sử ... của địa phƣơng vào giảng dạy trong chƣơng trình GDĐP nhƣ: Giới thiệu về các nhân vật lịch sử của huyện (ba anh em Diên Hồng, Linh Giang, Linh Quan....); giới thiệu về những di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của huyện Hiệp Hòa: di tích Lăng đá Dinh Hƣơng; Lăng đá Họ Ngọ; Ninh Quang Từ; di tích cách mạng T ng Hoàng Vân, "An toàn khu" của Trung ƣơng Đảng, nơi thành lập chi bộ Đảng CSVN đầu tiên của quê hƣơng cách mạng Hiệp Hoà, "xóm Đỏ" của làng Vân Xuyên; thôn Liễu Ngạn; các sự kiện đấu tranh cách mạng diễn ra tại Xuân Biều, Hoàng Vân và các xã ATK2,… nhắc nhở học sinh về một trong những nơi là biểu tƣợng ngƣời chiến sĩ cách mạng của nhân dân Hiệp Hoà; và các làng nghề thủ công truyền thống của Hiệp Hòa,...
Căn cứ vào Công văn số 1258/CV-SGDĐT, ngày 20/7/2008 về việc hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình GDĐP đối với các trƣờng THCS trên địa bàn toàn tỉnh của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa đã xây dựng nội dung và mục tiêu giảng dạy chƣơng tình GDĐP phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, lịch sử địa phƣơng.
Bảng 2.6. Nội dung và mục tiêu chƣơng trình GDĐP cho cấp THCS
TT Nội dung Mục tiêu chi tiết - yêu cầu
1
- Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, xã hội, con ngƣời và truyền thống lịch sử của huyện Hiệp Hòa.
+ Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội.
+ Con ngƣời và truyền thống lịch sử
+ Học sinh trình bày được vị tr địa lý, biết xác định trên bản đồ vị trí của Huyện. Các điều kiện về địa hình, khí hậu, đất đai, hệ động thực vật trong Huyện.
+ Học sinh giới thiệu được truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, truyền thống cần cù siêng năng và hiếu học trải qua các thời kỳ.
2
- Quê hƣơng Hiệp Hòa qua các phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập.
+ Phong trào đấu tranh giành độc lập: 1930-1945; 1945- 1954 + Phong trào chống đế quốc Mĩ: 1954-1975
+ Học sinh trình bày được truyền thống bất khuất anh hùng của nhân dân Hiệp Hòa, các cuộc khởi nghĩa đấu tranh, các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Giới thiệu được những kết quả, thành tựu củ Đảng bộ và nh n d n iệp đ nỗ lực khắc phục khó khăn vừa sản xuất vùa chiến đấu, chi viện cho chiến trường Miền Nam.
3
- Hiệp Hòa trong công cuộc đ i mới, xây dựng và bảo vệ t quốc.
+ Công cuộc xây dựng đất nƣớc: 1975-1986
+ Công cuộc đ i mới: 1986 đến nay.
+ Học sinh trình bày được những kết quả bước đầu trong l o động sản xuất tiến lên CNXH.
+ Học sinh trình bày được Quá trình công
nhiệp hóa - hiện đại hóa đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN củ Đảng bộ và nhân dân huyện iệp
4
- Các di tích lịch sử, những trang sử vàng truyền thống của nhân dân trong huyện. + Các di tích lịch sử. + Các phong tục văn hóa. + Trang sử vàng truyền thống địa phƣơng.
Thông qua học tập, nghiên cứu về di tích lịch sử, lế hội và những nét văn hó tiêu biểu, học sinh nêu được phong tục tập quán, những bản sắc văn hó , truyền thống đấu tr nh nh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm, truyền thống hiếu học của của các dân tộc trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, Phòng GD&ĐT huyện đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin mời các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu chuyên sâu về Văn học, Lịch sử, Địa lí địa phƣơng; bàn bạc, thảo luận và tiến hành sƣu tầm, biên soạn thành một tập tài liệu, tập sách có liên quan, b trợ thiết thực cho chƣơng trình địa phƣơng, làm cơ sở để thầy dạy, trò học không gặp khó khăn, lúng túng.
Các nhà trƣờng đã chủ động t chức các chuyến đi thực tế cho giáo viên và học sinh để tìm hiểu, tận mắt, tai nghe, tay sờ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tiếp xúc với các danh nhân, nhà thơ, nhà văn… ở địa phƣơng để b sung vào bài giảng.
Tuy nhiên, công tác xây dựng nội dung chƣơng trình GDĐP của huyện Hiệp Hòa cũng gặp không ít khó khăn do kinh phí để nghiên cứu, biên tập, xây dựng nội dung chƣơng trình, t chức tập huấn, hội thảo, thăm quan thực tế còn hạn chế...
2.2.3. Thực trạng công tác chuẩn bị tài liệu và phương tiện
Qua phỏng vấn và quan sát cho thấy đa số giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Hiệp Hòa cho rằng tài liệu phục vụ chƣơng trình GDĐPở trƣờng THCS gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu tài liệu hỗ trợ và chƣa đủ các điều kiện để t chức các hoạt động ngoại khóa về Văn học, Lịch sử…
Trong từng bài cụ thể SGK có phần hƣớng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà và hoạt động trên lớp, sách giáo viên có định hƣớng cho giáo viên các bƣớc thực hiện. Song chừng ấy chƣa đủ để ngƣời giáo viên có thể làm chủ kiến thức và giải quyết tốt các tình huống sƣ phạm vì thiếu nguồn tài liệu và hệ thống những thông tin về Văn học, Lịch sử, Địa lý… trong chƣơng trình GDĐP.
Do tài liệu phục vụ cho chƣơng trình GDĐP ở trƣờng THCS chƣa có mẫu thống nhất nên giáo viên soạn bài chủ yếu theo mẫu sau:
+ Mục tiêu bài học
+ Điều kiện thực hiện: Cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực, chuẩn bị của giáo viên, học sinh để thực hiện thành công bài giảng.
+ Tiến trình bài dạy: Lập theo kế hoạch tuyến tính từ trên xuống dƣới. + T ng kết đánh giá, dặn dò.
2.2.4. Thực trạng t chức hoạt động giảng dạy Giáo dục địa phương trên lớp
Quy định chung của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về phƣơng pháp giảng dạy, kết hợp dạy học trên lớp với t chức tham quan thực tế, sƣu tầm tƣ liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phƣơng cho học sinh.
Kết quả điều tra cho thấy 90/90 giáo viên xây dựng kế hoạch bài giảng, soạn bài lên lớp khi dạy chƣơng trình GDĐP. Tuy nhiên, kết quả của những giờ học này thƣờng hạn chế vì SGK, sách giáo viên biên soạn còn sơ sài, chỉ đƣa ra những tiêu điểm, những vấn đề, những câu hỏi cần trả lời. Hơn nữa lại chƣa có những tài liệu chính thống cho nên giáo viên lên lớp còn mang tính chất đối phó với cán bộ quản lý dẫn đến chất lƣợng giảng dạy chƣa cao.
Môn Ngữ văn
Phần văn học địa phƣơng trong SGK mới có đề tài, nội dung, thể loại phong phú hơn, mở rộng ra nhiều hơn SGK cũ. Ngoài những nội dung đã có từ trƣớc nhƣ sƣu tầm tục ngữ, ca dao địa phƣơng, văn thơ địa phƣơng, giáo viên còn yêu cầu học sinh sƣu tầm các văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng viết về tình hình địa phƣơng… Về mặt rèn kỹ năng cho học sinh còn có thêm phần viết bài thuyết minh, nghị luận về tình hình địa phƣơng; sửa lỗi dùng từ địa phƣơng, xƣng hô hội thoại địa phƣơng…
Trong quá trình thực hiện, Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa còn gặp nhiều lúng túng trong việc chỉ đạo thực hiện dạy văn học địa phƣơng vì thiếu tài liệu. Chính vì thế mà giáo viên gặp nhiều khó khăn khi dạy những cụm bài này. Chất lƣợng giảng dạy còn thấp.
Môn Lịch sử
Qua khảo sát cho thấy 27/27 trƣờng THCS trong toàn huyện đã tiến hành giảng dạy lịch sử địa phƣơng.
Tuy nhiên kết quả thu đƣợc cũng rất khác nhau giữa các trƣờng, kết quả này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Tâm huyết và khả năng của giáo viên
- Tài liệu phục vụ giảng dạy của giáo viên và tài liệu cho học sinh - Sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trƣờng.
Đã có nhiều đơn vị trƣờng học t chức giảng dạy lịch sử địa phƣơng đạt hiệu quả cao nhƣ: trƣờng THCS thị trấn Thắng, THCS Đức Thắng, THCS Xuân Cẩm, THCS Hoàng Vân, THCS Hoàng An...
Ngoài các tiết dạy lịch sử địa phƣơng chính khoá theo phân phối chƣơng trình, giáo viên còn tiến hành đan xen lồng ghép lịch sử địa phƣơng vào các tiết học lịch sử dân tộc ở các phần liên hệ thực tế cho từng bài cụ thể với những nội dung phù hợp.
Trong quá trình giảng dạy lịch sử, giáo viên đã áp dụng nhiều biện pháp phong phú: nhƣ giảng dạy trên lớp, giảng dạy tại thực địa, đi tham quan những di tích lịch sử. Vào những ngày lễ lớn trong năm của dân tộc, nhiều đơn vị trƣờng học đã t chức cho học sinh nghe các đồng chí Lão thành cách mạng nói chuyện về truyền thống lịch sử của địa phƣơng.
Tuy nhiên, do yếu tố khách quan làm cho kết quả việc giảng dạy lịch sử địa phƣơng đạt kết quả chƣa cao. Lý do thầy cô giáo và các em học sinh thiếu tài liệu chính thống để sử dụng, thiếu tài liệu tham khảo. 20/27 trƣờng giáo viên cho rằng họ đang tự bơi, tự mày mò kiếm đƣợc cái gì thì dạy cái đó. Chỉ có 7/27 trƣờng tiến hành biên soạn đƣợc tài liệu chung để sử dụng, một số trƣờng lên đƣợc kế hoạch sơ lƣợc mang tính chất định hƣớng để giáo viên tự sƣu tầm.
Môn Địa lý
Giảng dạy địa lý địa phƣơng nhằm giới thiệu đến các em học sinh kiến thức địa lý về tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phƣơng nơi các em đang sinh sống. Qua đó giúp các em có thêm sự hiểu biết về địa lý địa phƣơng và địa lý Việt Nam. Đồng thời góp phần giúp các em có định hƣớng tốt hơn về nghề nghiệp, nhất là đối với các em học sinh chuẩn bị ra trƣờng.
Tuy nhiên việc thực hiện giảng dạy địa lý địa phƣơng ở các trƣờng THCS huyện Hiệp Hòa hiện nay bị hạn chế bởi một số khó khăn sau:
- Việc giảng dạy học tập địa lý địa phƣơng trong nhà trƣờng THCS chƣa đƣợc coi trọng đúng mức.
- Tài liệu và sách tham khảo về địa lý địa phƣơng còn thiếu vì vậy giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình soạn bài và lên lớp.
- Chƣa thống nhất các nguồn tài liệu vì vậy có sự chênh lệch về các số liệu. - Thời gian dành cho giảng dạy địa lý địa phƣơng quá ít (04 tiết ở bậc THCS; 03 tiết ở bậc THPT).
Nhƣ vậy, việc triển khai thực hiện chƣơng trình GDĐP ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đến nay đã gặt hái một số thành tựu nhất định. Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để giảng dạy và t chức cho học sinh tham quan học tập ngoại khoá các công trình văn hoá, lịch sử của địa phƣơng gây đƣợc hứng thú cho học sinh.
Nhiều đơn vị trƣờng học đã đăng kí nhận chăm sóc các di tích lịch sử, t chức cho học sinh thi tìm hiểu về văn hoá, lịch sử địa phƣơng, t chức các trò chơi dân gian trong các ngày lễ hội thu hút nhiều học sinh tham gia.
Tuy nhiên, việc thực hiện chƣơng trình GDĐP ở trƣờng THCS trên địa bàn toàn huyện chƣa đồng đều, một số trƣờng học thực hiện tƣơng đối tốt và giảng dạy đạt kết quả cao nhƣ: Trƣờng THCS thị trấn Thắng, Trƣờng THCS Đức Thắng, Trƣờng THCS Hoàng Vân, Trƣờng THCS Thanh Vân... và còn một số trƣờng chỉ đạo chƣơng trình GDĐP còn hạn chế nhƣ: Trƣờng THCS Đông Lỗ, Hòa Sơn, Đại Thành, Châu Minh,...
2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác thực hiện chương trình Giáo dục địa phương ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa
Trong những năm qua chƣơng trình GDĐP đã đóng góp không nhỏ trong kết quả chung của Ngành giáo dục huyện Hiệp Hòa. Đến nay, bộ mặt các trƣờng THCS đã thay đ i rất nhiều, thực sự là môi trƣờng học tập thân thiện.
Từ thực tế triển khai và kết quả thực tế thể hiện ở các trƣờng THCS trên toàn huyện Hiệp Hòa có thể khẳng định, Hiệp Hòa là một trong những địa phƣơng của tỉnh Bắc Giang đã linh hoạt, mạnh mẽ và quyết liệt thực hiện chủ
trƣơng đƣa chƣơng trình GDĐP thành một nội dung dạy học không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay tất cả các trƣờng THCS đã xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học và t chức các hoạt động giáo dục theo phân phối chƣơng trình của Bộ GD&ĐT, đồng thời thực hiện dạy tích hợp, lồng ghép với các môn học và hoạt động giáo dục khác.
Với các nội dung dạy và học phù hợp với học sinh, chƣơng trình GDĐP không chỉ phát huy đƣợc các giá trị văn hóa, di tích lịch sử cách mạng tại địa phƣơng mà còn đƣa văn hóa dân gian vào trong các môn học, đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng sống, giúp học sinh thích ứng với môi trƣờng xung quanh, chủ động xử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, biết yêu thƣơng và chia sẻ, sống năng động, khỏe mạnh và an toàn.
Đánh giá những kết quả bƣớc đầu việc thực hiện chƣơng trình GDĐP cho thấy: Học sinh có thêm sự hiểu biết và tự hào về lịch sử, truyền thống cách mạng, về đặc điểm địa lý, danh lam thắng cảnh quê hƣơng; các nhà trƣờng có thêm nội dung, hình thức để hoạt động; phong trào hát dân ca đã thực sự trở thành một hoạt động hết sức sôi n i thƣờng xuyên của nhà trƣờng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các nhà trƣờng còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Chƣa có đủ tƣ liệu, tài liệu dạy học lịch sử, địa lý địa phƣơng cho thầy trò hoạt động hiệu quả; Mặt khác, vẫn còn không ít giáo viên, thậm chí