Khái niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 26)

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là một quá trình vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật, hiện tượng, phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, lượng ở đây có thể hiểu là số lượng hay quy mô sản phẩm dịch vụ, chất là chất lượng của sản phẩm dịch vụ đó. Sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng cung ứng, do đó phát triển các dịch vụ ngân hàng chính là quá trình tất yếu khách quan. Đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng vậy, sự gia tăng về quy mô đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ chính là sự phát triển của dịch vụ này. Như vậy, có thể định nghĩa phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là sự mở rộng về quy mô kết hợp với sự gia tăng về chất lượng các dịch vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ về chiều rộng nghĩa là sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, danh mục sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay, cần phải khai thác thêm các hoạt động khác như chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm, tư vấn tài chính,… Chiều sâu của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhấn mạnh đến sự không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ trên cơ sở mong muốn khách hàng có được nhiều tiện ích từ sản phẩm của ngân hàng mình với chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)