Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 76 - 77)

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng

3.2.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, việc đánh giá hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở đánh giá 04 tiêu chí “Phát triển an toàn - Chất lượng - Hiệu quả - Bền vững”, để thực hiện đẩy đủ các tiêu chí đó, BIDV xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có vai trò quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài

hạn của BIDV theo định hướng trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam. Theo đó, cần thiết phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV, theo hướng gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng; xác định đây là một hoạt động kinh doanh cốt lõi, cần tiếp tục đầu tư, tạo ra đột phá trong hoạt động ngân hàng bán lẻ thời gian tới với mục tiêu:

Định hướng đến 2020: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hiệu quả và chất lượng, nắm giữ thị phần lớn thứ nhất trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

Trên cơ sở định hướng chung cho hoạt động bán lẻ cho đến năm 2020, BIDV cũng đề ra các mục tiêu cụ thể:

- Hiệu quả hoạt động: Nâng tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ (trước dự phòng rủi ro) trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt 35-40% vào năm 2020.

- Khách hàng mục tiêu: cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên. Phấn đấu đến 2020 đạt khoảng 10 triệu khách hàng.

- Địa bàn mục tiêu: Tập trung vào các địa bàn đông dân cư, các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, các đô thị loại 1, 2, 3, 4 trên toàn quốc.

- Sản phẩm: Triển khai các sản phẩm dễ sử dụng, nhiều tiện ích, giàu tính công nghệ, đa dạng phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, từng vùng miền, lấy sản phẩm thẻ, tiền gửi và sản phẩm ngân hàng điện tử là sản phẩm mũi nhọn.

- Kênh phân phối: Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tạo hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)