Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 93 - 94)

3.4.2.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật, các văn bản dưới luật

Tiếp tục xây dựng môi trường phát lý thuận lợi cho các NHTM phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, cấp phép nhanh cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đi vào hoạt động. Theo đó, xác định khái niệm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ, các chủ thể tham gia trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Bổ sung và hoàn thiện nhanh chóng các chính sách thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật để các ngân hàng có sự hiểu biết cụ thể và có hướng thực hiện rõ ràng.

3.4.2.2. Chính sách tiền tệ

Với vai trò định hướng, điều hành chính sách, NHNN cần linh hoạt, thận trọng trong các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô để người dân tin tưởng sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội, kích thích các tổ chức kinh tế sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Chính sách lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch, linh hoạt và thực tiễn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.

Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô: kiểm soát được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; Tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; Nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước.

NHNN phải thực hiện tốt chính sách quản lý nhà nước, hoàn thiện các quy định quản lý, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân, đưa hệ thống các tổ chức tín dụng đi vào nề nếp và có hiệu quả, không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng ngăn chặn những biểu hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng đặc biệt là về lãi suất, khuyến mại, tranh giành khách hàng thiếu văn hoá làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.

3.4.2.4. Các kiến nghị khác

NHNN cần chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức tín dụng đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để thu hút tối đa nguồn lực trong dân chúng. Hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán, khuyến khích các NHTM mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường phối hợp khai thác ATM giữa các NHTM.

Ngoài ra, NHNN cũng cần phối hợp, hỗ trợ các NHTM tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm giúp triển khai các hoạt động ngân hàng ra nước ngoài, tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo và kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng trong thời kỳ hội nhập cho cán bộ NHNN và các NHTM.

Bên cạnh đó, NHNN không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM. Nếu NHNN can thiệp quá sâu trong hoạt động kinh doanh của NHTM như khống chế mức thu phí dịch vụ của các NHTM, làm cho các NHTM mất đi tính chủ động sáng tạo, hạn chế khả năng kinh doanh của NHTM. NHNN chỉ nên đóng vai trò chỉ đạo, giám sát hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)