Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 65 - 67)

Một là, Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa tương xứng với

tiềm năng tại địa bàn cả về quy mô và hiệu quả hoạt động:

Tỷ trọng huy động vốn bán lẻ trong tổng nguồn của chi nhánh mặc dù tăng qua các năm nhưng tốc độ trăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn.

Hiện nay, xét về quy mô mạng lưới của BIDV Lâm Đồng hiện nay gồm 1 chi nhánh, 02 phòng giao dịch đặt tại TP. Đà Lạt và 03 phòng giao dịch đặt tại các huyện quanh TP. Đà Lạt thì BIDV Lâm Đồng chỉ đứng sau Ngân hàng Agribank Lâm Đồng. Tuy nhiên, xét về thị phần huy động vốn tại tỉnh Lâm Đồng, so với các ngân hàng Agribank Lâm Đồng (thị phần 29,39%), Vietcombank Đà Lạt (thị phần 9,57%), Sacombank Lâm Đồng (thị phần 9,56%), Vietinbank Lâm Đồng (thị phần 9,21%) thì BIDV Lâm Đồng chỉ đứng thứ 5 (thị phần 8,67%). Như vậy, mặc dù quy mô huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng qua hàng năm nhưng mức tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn và của chi nhánh.

Sản phẩm IBMB triển khai, phát triển đối với khách hàng bên ngoài chưa được sâu rộng. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc nặng tính đối phó chỉ tiêu, chủ yếu là triển khai gói phi tài chính miễn phí thường niên nên đến 31/12/2016 mới chỉ có

9.627 khách hàng sử dụng dịch vụ trong khi nền khách hàng tương đối lớn và nguồn phí dịch vụ từ hoạt động này còn khá thấp 65 triệu đồng.

Cơ cấu thu nhập vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lãi tín dụng. Trong khi chi phí huy động cao do sức ép cạnh tranh từ các NHTM, tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn trong tổng số tiền huy động vốn còn thấp (xấp xỉ 15%) và nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ bán lẻ phi tín dụng qua các năm đều tăng nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu từ hoạt động bán lẻ làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng nguồn thu bán lẻ BIDV Lâm Đồng năm 2016

(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ BIDV Lâm Đồng)

Hai là, Chất lượng các sản phẩm bán lẻ của BIDV Lâm Đồng chưa ổn định:

Dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử có tiện ích chưa đa dạng, sức cạnh tranh còn hạn chế do nền tảng công nghệ cho dịch vụ mới trong giai đoạn đầu triển khai và đang dần nâng cấp, hoàn thiện.

Sản phẩm huy động vốn chưa đa dạng, linh hoạt theo từng đối tượng, nhu cầu của khách hàng và thường không cạnh tranh về lãi suất và hình thức chăm sóc, khuyến mãi quà tặng. Các sản phẩm huy động vốn của BIDV chủ yếu tập trung ở loại tiền VNĐ, các sản phẩm tiền gửi ngoại tệ chưa đa dạng. Hầu như hiện nay việc

Thu ròng từ huy động vốn: 30,79% Thu ròng từ tín dụng: 59,32% Thu nhập ròng từ dịch vụ bán lẻ: 9,89%

chăm sóc khách hàng tiền gửi rất thụ động, chủ yếu tập trung vào khách hàng quan trọng có số dư tiền gửi lớn, các khách hàng có số dư thấp rất ít hay hầu như không được chăm sóc nhu cầu căn bản như nhắc tới hạn sổ tiết kiệm, quà tặng dịp sinh nhật, lễ tết,…

Các mẫu biểu đăng kí dịch vụ, mở tài khoản, yêu cầu gửi tiền của BIDV… khá dài dòng và yêu cầu khách hàng điền nhiều thông tin trong khi không có bộ phận hướng dẫn riêng mà thông thường là giao dịch viên sẽ là người hướng dẫn kiêm hạch toán nghiệp vụ gây mất thời gian và tâm lý không thoải mái cho khách hàng.

Ba là, Vị trí, địa điểm kinh doanh của các phòng giao dịch còn chật hẹp, cơ

sở vật chất đầu tư còn chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế của ngân hàng do vậy hạn chế việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của BIDV trên địa bàn.

Bốn là, Công tác truyền thông, phát triển thương hiệu chưa tạo dựng được

hình ảnh nổi cho BIDV Lâm Đồng, chưa hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)