Vai trò của tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 28)

Thông qua tín dụng chính sách, ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sẽ giải quyết đƣợc khó khăn về nguồn lực tài chính, vốn dĩ luôn cản trở họ trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ lao động. Cũng nhờ tín dụng mà các đối tƣợng chính sách sẽ đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản khác nhƣ y tế, văn hóa, giáo dục… để cùng với các chính sách khác của Nhà nƣớc và chính sự nỗ lực của bản thân để nhanh chóng thoát nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể:

Thứ nhất, tín dụng giúp các đối tƣợng chính sách vƣợt qua những yếu tố đã cản trở họ với công cuộc thoát nghèo, thoát khỏi những khó khăn thƣờng nhật trong cuộc sống sinh hoạt và lao động. Một trong những nguyên nhân căn bản d n tới nghèo đói là ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác không có năng lực lao động hoặc có năng lực lao động nhƣng không có đủ nguồn lực cần thiết để lao động. Ở khía cạnh thứ nhất, tín dụng chính sách giúp họ chữa trị bệnh tật hoặc đƣợc tham gia các chƣơng trình giáo dục, đào tạo để có năng lực lao động, qua đó có đƣợc việc làm, tránh đƣợc tình trạng thất nghiệp, cải thiện thu nhập và xa hơn là thoát nghèo. Ở khía cạnh thứ hai, nhờ có tín dụng chính sách mà họ có thể đầu tƣ cơ sở sản xuất, trang thiết bị lao động, mua các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, đƣợc trang bị các công cụ lao động cần thiết, họ sẽ tập trung vào làm việc, nâng cao năng suất lao động, từ đó cải thiện đời sống.

Thứ hai, tín dụng chính sách giúp các đối tƣợng chính sách không phải vay từ các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi với mức lãi suất quá cao so với khả năng tài chính của mình. Không tiếp cận đƣợc với nguồn tín dụng thƣơng mại đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, tài sản bảo đảm… khiến ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác phải vay với lãi suất cao từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phƣơng, góp phần tạo điều kiện cho thị trƣờng tín dụng phi chính thức này phát triển. Vay nợ với lãi suất cao hơn nhiều so với mức sinh lời tạo ra từ lao

động đặt ra áp lực trả nợ lớn cho nhóm đối tƣợng này và xa hơn là khiến cho họ ngày càng gặp khó khăn hơn về tài chính, chứ không thực sự giúp họ vƣợt qua khó khăn. Tín dụng chính sách với những ƣu đãi về mặt lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trƣờng) và đi kèm là các ƣu đãi khác về thời hạn trả nợ, phƣơng thức trả nợ… giúp cho các đối tƣợng chính sách cân bằng đƣợc mức sinh lời trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp họ không phải tìm đến với các khoản tín dụng nặng lãi.

Thứ ba, tín dụng chính sách giúp các đối tƣợng chính sách nâng cao đƣợc khả năng tiếp cận thị trƣờng. Thông qua việc tiếp cận đƣợc vốn tín dụng, họ sẽ thay đổi đƣợc những nhận thức về và thực tiễn hành động của họ với thị trƣờng. Ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách biết cách xây dựng và triển khai một kế hoạch kinh doanh (dù ở mức độ đơn giản nhất), biết sử dụng đồng vốn vay đƣợc để mua các trang thiết bị hay nguyên vật liệu trên thị trƣờng, biết quản lý tài chính qua việc tiết kiệm định kỳ để tích lũy cho cuộc sống của bản thân họ và trả nợ ngân hàng… Xa hơn, họ có thể tiếp cận với các kỹ thuật sản xuất, tích lũy đƣợc kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, bảo đảm cho họ không chỉ thoát nghèo mà còn thoát nghèo một cách bền vững.

Thứ tư, tín dụng chính sách giúp các đối tƣợng chính sách nâng cao đƣợc đời sống văn hóa, góp phần giải quyết những bất ổn trong đời sống của họ. Nhờ có tín dụng, họ có thể tập trung lao động với năng suất lao động cao hơn và dành đƣợc thời gian để tham gia vào các sự kiện, chƣơng trình văn hóa xã hội tại địa bàn địa phƣơng. Nhờ đó, đời sống tinh thần của họ sẽ đƣợc cải thiện, là một trong những yếu tố để bảo đảm ngƣời nghèo thực sự thoát nghèo, những đối tƣợng chính sách khác nhƣ ngƣời không ngƣời nƣơng tựa, ngƣời cô đơn, ngƣời già, ngƣời bị bệnh hiểm nghèo… sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn chứ không chỉ dựa trên xem xét khía cạnh tài chính. Tín dụng chính sách cho phép các đối tƣợng chính sách cho con cái đi học, đƣợc đi đào tạo nghề và đi làm thay vì không đƣợc tiếp cận với kiến thức, hay bị thất nghiệp sẽ giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội luôn đeo bám họ.

Thứ năm, tín dụng chính sách giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện phân công lại lao động xã hội. Đại bộ phận ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sống ở nông thôn với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhƣng họ là đối tƣợng ít đƣợc tiếp cận các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, khiến cho năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không ở mức cao. Để có thể áp dụng đƣợc việc chuyển đổi phƣơng thức sản xuất theo hƣớng hiện đại,

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đƣa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất trên phạm vi rộng đòi hỏi phải có một nguồn lực tài chính lớn thực hiện song song với các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ. Nói một cách khác, cần nhiều giải pháp đƣợc thực hiện đồng bộ để các chƣơng trình cải cách kinh tế tại lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đƣợc diễn ra hiệu quả. Nhờ vậy, những ngƣời nghèo có đƣợc việc làm phù hợp với khả năng của mình, đƣa kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển, và thông qua đó, quay lại giúp cho cuộc sống của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện hơn. Ngoài ra, tín dụng còn có tác dụng giúp cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách đa dạng hóa đƣợc các nguồn thu nhập khi ngoài công việc chính là trồng trọt, chăn nuôi, họ còn có thể làm các công việc khác để gia tăng thu nhập sau khi đƣợc đào tạo nghề.

Thứ sáu, tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm an sinh xã hội của bất kỳ Nhà nƣớc nào. Dù ở giai đoạn phát triển nào, các đối tƣợng chính sách luôn tồn tại, là một bộ phận với một tỷ lệ nhất định trong xã hội luôn gặp phải những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hƣớng tới một xã hội phát triển, công bằng, các quốc gia luôn phải có những chính sách ƣu đãi đối với các đối tƣợng này, trong đó có việc phân bổ các nguồn lực tài chính trong xã hội để mang lại những ƣu đãi trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này. Một chính sách tín dụng hợp lý, đƣợc triển khai kịp thời và đồng bộ với các chính sách hỗ trợ khác sẽ giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)