Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 45)

2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới

Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trực thuộc NHCSXH Việt Nam, đựợc thành lập theo Quyết định số 60/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH và đi vào hoạt động từ 30/05/2003. Có trụ sở chính tại thành phố Đà Lạt, gồm 5 phòng nghiệp vụ và 11 Phòng giao dịch NHCSXH tại các huyện, thành phố

Ngoài ra, chi nhánh còn có 147 Điểm giao dịch cố định tại trụ sở UBND xã, phƣờng, thị trấn. Điểm giao dịch xã đƣợc chính thức hoạt động từ năm 2006 để chuyển tải chính sách, chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đƣợc tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức, mạng lƣới của Ngân hàng Chính sách xã hội

(Nguồn: Phòng Hành chính – tổ chức NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)

2.2.1.2 Kết quả hoạt động giai đoạn 2014 – 2016

+ Về huy động vốn: Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thƣơng mại, có sự cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn. Lãi suất huy động theo nguyên tắc không vƣợt quá lãi suất huy động cùng loại của NHTM Nhà nƣớc trên cùng địa bàn tại thời điểm. Tính đến 31/12/2016, nguồn vốn huy động từ dân cƣ đạt 83.390 triệu đồng, chiếm 5,5% tổng nguồn vốn. Trong đó, huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt 85.992 đồng, tăng 25,3% so với năm 2015. Theo quy định, hộ nghèo muốn vay vốn NHCSXH cần gia nhập Tổ TK&VV tại địa phƣơng và đƣợc tham gia các hoạt động tiết kiệm thông qua Tổ tới ngân hàng. Mặc dù không bắt buộc, nhƣng tiền gửi của ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách cũng đã đóng góp đƣợc một lƣợng vốn đáng kể vào tổng nguồn vốn của NHCSXH [11].

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016

Số dƣ nguồn vốn huy động 169.498 200.132 236.076

1 Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ 57.292 67.990 83.390

T.đó Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 39.777 50.669 71.006

2 Tiền gửi tiết kiệm của Tổ TK &VV 58.827 71.610 85.992 3 Tiền gửi ký quỹ chƣơng trình EPS 700 1.737 2.620 4 Tiền ủy thác đầu tƣ từ ngân sách địa

phƣơng 52.679 58.795 66.074

T.đó Ngân sách địa phương huyện 13.184 16.253 19.315

(Nguồn: BC tổng kết của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng [11])

Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn từ năm 2014 – 2016 đều tăng, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 17,9%/năm. Bên cạnh đó, hàng năm UBND các cấp thực hiện cân đối nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách trên địa bàn. Tổng số vốn nhận ủy thác đầu tƣ của ngân sách địa phƣơng và các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến 31/12/2016 đạt 66.074 triệu đồng, chiếm 3,3% tổng nguồn vốn. Một số huyện, thành phố điển hình ủy thác nhiều cho NHCSXH nhƣ: huyện Bảo Lâm 3.345 triệu đồng, huyện Di Linh 3.000 triệu đồng, Tp. Đà Lạt 2.800 triệu đồng.[11]

Một điểm mới là từ năm 2016, NHCSXH đã nghiên cứu và triển khai hình thức huy động TGTK tại Điểm giao dịch xã cho cộng đồng dân cƣ không phải là ngƣời nghèo tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn với hình thức tiền gửi đa dạng, mức tiền gửi tối thiểu thấp hơn các ngân hàng thƣơng mại, lãi suất áp dụng theo lãi suất của các sản phẩm cùng loại, cùng kỳ hạn của NHCSXH nơi giao dịch TGTK. Đối tƣợng áp dụng bao gồm: Khách hàng là các cá nhân Việt Nam gửi tiền tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại Điểm giao dịch xã của NHCSXH; Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, thành phố, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện trong hệ thống NHCSXH thực hiện giao dịch về TGTK. Việc chi trả TGTK tại Điểm giao dịch xã chỉ áp dụng cho các Sổ tiết kiệm mở tại Điểm giao dịch xã. Trƣờng hợp khách hàng gửi TGTK tại Điểm giao dịch xã nhƣng có nhu cầu rút không vào ngày giao dịch xã, thì thực hiện tại Trụ sở NHCSXH nơi mở Sổ tiết kiệm…

Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác huy động vốn chi nhánh đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về công tác tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc và của NHCSXH Việt Nam trong từng thời kỳ. Thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng đủ điều kiện đƣợc vay vốn. Bên cạnh đó, mở rộng và tăng trƣởng tín dụng có hiệu quả vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng luôn khẳng định vai trò của một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phƣơng. Kết quả đƣợc thể hiện trên những mặt sau đây:

Bảng 2.4: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ (từ 2014 – 2016)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 Doanh số cho vay Doanh số 713 872 875

Tăng/giảm so với năm trƣớc 231 159 3

Tốc độ tăng, giảm (%) 48.2 22.3 0,3

Doanh số thu nợ

Doanh số 541 664 611

Tăng/giảm so với năm trƣớc 857 123 -53

Tốc độ tăng, giảm (%) 29.1 22.7 -7.8

Dƣ nợ

Dƣ nợ 2.162 2.369 2.627

Tăng/giảm so với năm trƣớc 167 207 257

Tốc độ tăng trưởng (%) 8.4 9.6 10.9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)

Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả cho vay, thu nợ, và dƣ nợ của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong những năm vừa qua không ngừng đƣợc tăng lên. Tổng doanh số cho vay trong 4 năm từ 2014 - 2016 đạt 2.941 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân đạt 735.25 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 22.25%/năm.

Tổng doanh số thu nợ 4 năm từ 2014 - 2016 là 2.325 tỷ đồng (bằng 76% doanh số cho vay), doanh số thu nợ bình quân đạt 558.75 tỷ đồng/năm, tăng bình quân hàng năm là 930,8 tỷ đồng/năm và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm của doanh số thu nợ là 18,96%.

Tổng dƣ nợ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đến 31/12/2016 đạt 2.627 tỷ đồng, tăng 257 tỷ đồng so với năm 2015, dƣ nợ bình quân giai đoạn 2014 – 2016 là 2.288 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân 4 năm giai đoạn 2014 – 2016 là 7.95%/năm, cao hơn mức tăng trƣởng tín dụng chung theo định hƣớng

phát triển của NHCSXH đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2012 - 2020.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, qua các năm từ 2014 – 2016 doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh luôn lớn hơn tổng dƣ nợ cuối kỳ, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ƣu đãi tại chi nhánh là rất lớn.

+ Về hoạt động khác

Trong giai đoạn 2014 – 2016, để các chƣơng trình cho vay của NHCSXH thực sự đến tận tay ngƣời dân, chi nhánh thƣờng xuyên nâng cao hoạt động, chất lƣợng các tổ giao dịch lƣu động tại các xã. Cứ vào các ngày cố định, tại mỗi Điểm giao dịch, ngân hàng sẽ phân công từ 3 đến 5 cán bộ phụ trách thực hiện giao dịch với ngƣời dân. Thông qua hoạt động giao dịch, ngoài công tác thu, giải ngân vốn, các vƣớng mắc, sai sót của ngƣời dân trong việc lập hồ sơ, thủ tục vay vốn sẽ đƣợc cán bộ ngân hàng giải đáp. Nhờ vậy, đến nay, tất cả 147 Điểm giao dịch tại các xã đều hoạt động tốt, góp phần không nhỏ trong công tác giải quyết vƣớng mắc, khó khăn, cũng nhƣ mang nguồn vốn ƣu đãi đến cho các hộ thuộc diện ƣu đãi.

2.2.2 Kết quả đầu tƣ tín dụng chính sách đối với lĩnh vực cà phê giai đoạn 2014 - 2016

2.2.2.1 Về số lượng khách hàng vay vốn

Đến thời điểm 31/12/2016 có tới 45.513 khách hàng vay lĩnh vực cà phê, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng số 98.838 khách hàng tiền vay còn dƣ nợ tại chi nhánh. Nhƣ vậy chỉ xem xét về số lƣợng khách hàng có thể thấy gần 50% hoạt động kinh doanh qua đầu tƣ tín dụng của chi nhánh tập trung vào lĩnh vực cà phê.

Trong tổng số khách hàng vay vốn lĩnh vực cà phê thì đối tƣợng khách hàng chủ yếu là hộ gia đình cá nhân vay vốn để đầu tƣ vào lĩnh vực trồng, chăm sóc và cải tạo vƣờn cà phê là chủ yếu. Riêng đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp thì đến thời điểm 31/12/2016 chi nhánh chƣa có phát sinh cho vay.

Bảng 2.5: Khách hàng vay vốn lĩnh vực cà phê giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Khách hàng Tiêu chí Năm 2014 2015 2016 Hộ gia đình, cá nhân 46.049 46.440 45.513 Trồng, chăm sóc cà phê 46.049 46.440 45.513 Buôn bán cà phê 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)

Qua bảng số liệu trên cho thấy xét theo trình tự thời gian, số lƣợng khách hàng trong lĩnh vực cà phê biến động khá thất thƣờng, số lƣợng khách hàng vay lĩnh vực cà phê tăng liên tục trong các năm 2014, 2015 nhƣng lại giảm trong năm 2016 do NHCSXH nâng mức cho vay và dƣ nợ bình quân tối đa trên hộ lên 50 triệu đồng/hộ theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ để hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có đủ nguồn vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất.

2.2.2.2 Về dư nợ cho vay

Tổng dƣ nợ cho vay lĩnh vực cà phê toàn chi nhánh đến 31/12/2016 là 1.151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,8% trong tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. Dƣ nợ cho vay cà phê trong những năm qua nhìn chung đều tăng, bình quân mỗi năm tăng trƣởng từ 10% đến 15% mỗi năm. Trong đó:

- Dƣ nợ ngắn hạn cho vay cà phê đến 31/12/2016 là 5.5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,5% trong tổng dƣ nợ cho vay cà phê. Dƣ nợ ngắn hạn tập trung chủ yếu vào đối tƣợng chăm sóc cà phê kinh doanh. Riêng lĩnh vực xuất khẩu cà phê hiện v n chƣa có doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nào có nhu cầu vay vốn.

- Dƣ nợ trung hạn cho vay cà phê đến 31/12/2016 là 1.145.524 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 95% trong tổng dƣ nợ cà phê. Dƣ nợ trung hạn tập trung đối tƣợng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tƣ vào lĩnh vực trồng, chăm sóc, cải tạo vƣờn cây cà phê.

2.2.2.3 Chất lượng tín dụng cho vay lĩnh vực cà phê

Về nợ xấu, tính đến cuối năm 2016 có nợ xấu cho vay lĩnh vực cà phê 1.206 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.1%/tổng dƣ nợ cho vay lĩnh vực cà phê.

Bảng 2.6: Chất lƣợng tín dụng chính sách đối với cây cà phê giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT Huyện, TP Năm

2014 2015 2016

1 Tp. Đà Lạt 133 83 28

2 Tp. Bảo Lộc 183 192 84

3 Huyện Đam Rông 296 232 91

4 Huyện Lạc Dƣơng 3 60 55

5 Huyện Lâm Hà 294 309 380

6 Huyện Đơn Dƣơng 0 0 0

7 Huyện Đức Trọng 289 246 148

8 Huyện Di Linh 330 308 141

9 Huyện Bảo Lâm 258 240 198

10 Huyện Đạ Huoai 30 15 0

11 Huyện Đạ Tẻh 71 51 51

12 Huyện Cát Tiên 0 0 30

Tổng cộng 1.887 1.736 1.206

(Nguồn: Báo cáo của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng)

Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ xấu trong lĩnh vực cho vay cà phê đều giảm qua các năm, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp hơn mức bình quân chung toàn tỉnh. Cá biệt, năm 2013 nợ xấu 5.513 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,27% tổng dƣ nợ của chi nhánh do nắng hạn, cà phê bị mất mùa nên ảnh hƣởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.

2.2.2.4 Thị phần cho vay lĩnh vực cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Đến 31/12/2016, tổng dƣ nợ cho vay lĩnh vực cà phê của các TCTD là 5.913 tỷ đồng, trong đó: VietinBank Bảo Lộc: 260 tỷ đồng (4,4%); BIDV Lâm Đồng: 127 tỷ đồng (3,9%); BIDV Bảo Lộc: 70 tỷ đồng (0,3%); Agribank Dâu Tằm Tơ Bảo Lộc: 313 tỷ đồng (9,7%); Ngân hàng CSXH: 1.151 tỷ đồng (17%); Ngân hàng TMCP Á Châu: 50 tỷ đồng (3,9%); Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng: 1.004 tỷ đồng (43,1%); Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng II: 509 tỷ đồng (43,1%) .

Nhƣ vậy, có thể khẳng định NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là TCTD có thị phần tín dụng cho vay lĩnh vực cà phê lớn nhất so với các TCTD khác trên cùng địa bàn, mặc dù đầu tƣ cho lĩnh vực cà phê tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là cho vay hộ nghèo.

2.2.3 Thực trạng về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính khác vay vốn sản xuất cà phê giai đoạn 2014 - 2016 khác vay vốn sản xuất cà phê giai đoạn 2014 - 2016

2.2.3.1 Điều kiện vay vốn tín dụng chính sách

Cũng giống nhƣ các đối tƣợng cho vay khác, đối với khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tƣ vào cây cà phê cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay nhƣ: (1) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

(2) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

(3) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh;

(4) Có phƣơng án sản xuất, kinh doanh, khả thi và có hiệu quả.

(5) Cho vay ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

(6) Hộ vay không phải thế chấp tài sản nhƣ những NHTM nhƣng phải gia nhập tổ TK & VV.

2.2.3.2 Về đối tượng cho vay

- Đối tƣợng cho vay ngắn hạn hộ sản xuất cà phê bao gồm các chi phí mua phân bón, vận chuyển, nông dƣợc, tƣới nƣớc, nhân công, nhiên liệu cho máy móc và các vật liệu phụ tùng thay thế phục vụ cho quá trình chăm sóc cà phê trong giai đoạn kinh doanh nhƣ ống nƣớc, béc tƣới, bao bì, tấm bạt dùng để hái quả cà phê và phơi cà phê...

- Đối tƣợng cho vay trung hạn là các chi phí trồng mới, cải tạo hoặc trồng tái canh cà phê nhƣ: cây giống, chồi giống, máy móc cơ giới để làm đất, vận chuyển, nông dƣợc, tƣới nƣớc, nhân công, nhiên liệu; chi phí mua sắm các máy móc, thiết bị nhƣ máy cày tay, giàn tƣới nƣớc tự động, vật liệu xây dựng để làm nhà kho, sân phơi cà phê, …

2.2.3.3 Về phương thức cho vay

Từ năm 2005 cho tới nay, trên cơ sở đề nghị của NHCSXH và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận, toàn bộ vốn tín dụng của NHCSXH đƣợc ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH. Phƣơng thức ủy thác này đã mang lại hiệu quả khi NHCSXH chủ động đƣợc công tác quản lý, vốn vay đƣợc giải ngân kịp thời đến các đối tƣợng vay vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn nhƣ trƣớc đây. Nội dung ủy thác qua các tổ chức CT- XH gồm những công việc cụ thể sau đây:

- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ƣu đãi của Chính phủ đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tƣợng thuộc diện thụ hƣởng các chính sách tín dụng ƣu đãi có nhu cầu vay vốn.

- Chỉ đạo, hƣớng d n thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ƣớc hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đƣa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình đƣợc vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình đƣợc vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của ngƣời vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.

- Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc ngƣời vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 45)