Điều kiện vay vốn tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 28)

Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định.

- Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê.

- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phƣơng diện: Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

+ Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác nhƣ chi

phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ.

+ Khả năng hoàn trả nợ vay: đƣợc thể hiện thông quan phƣơng án vay vốn của hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo tính khả thi

1.2.2.2 Đối tượng cho vay

Đối tƣợng đƣợc vay vốn tín dụng chính sách là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn để sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm thông qua các tổ chức (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) thành lập. Hộ gia đình, hộ cá nhân vay thông qua tổ vay vốn phải tham gia và là thành viên Tổ TK & VV của một trong các Hội nhận ủy thác đã nêu trên và phải thực hiện quy ƣớc của tổ vay vốn. Tổ vay vốn phải đƣợc sự đồng ý của chính quyền xã và phải có Ban quản lý tổ điều hành cũng nhƣ những quy ƣớc trong quá trình hoạt động.

Cà phê là cây trồng đòi hỏi cao về kỹ thuật canh tác, hoạt động sản xuất cà phê kéo dài trong cả một năm, do đó phải có nguồn vốn lớn và sẵn sàng đáp ứng kịp thời. Trên thực tế ở nông thôn, quan hệ vay mƣợn ngoài thị trƣờng tồn tại dƣới nhiều hình thức; tuy nhiên cùng với mức lãi suất “cắt cổ”, khả năng đáp ứng vốn với số lƣợng lớn và ổn định của tín dụng không chính thống cho cả một vùng chuyên canh cà phê là không thể thực hiện đƣợc, nên hộ sản xuất cà phê thiếu vốn phải tìm đến ngân hàng. Với chức năng và quy mô hoạt động của NHCSXH, tín dụng chính sách có thể đáp ứng một phần nhu cầu vốn để hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sản xuất cà phê thực hiện tất cả các hoạt động sản xuất với lƣợng vốn tối đa và bất kỳ thời điểm nào trong mùa vụ sản xuất cà phê.

1.2.2.3 Phương thức cho vay

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện phƣơng pháp quản lý tín dụng đặc thù, riêng chỉ có ở Việt Nam. Đó là, Ngân hàng ủy thác cho một số tổ chức chính trị - xã hội tại địa phƣơng thực hiện một số khâu trong quy trình vay vốn. Qua đó, vừa giúp ngân hàng xác định đúng đối tƣợng chính sách, vừa đảm bảo minh bạch, dân chủ, đồng thời giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng, cũng nhƣ chi phí của ngƣời vay,…Với cơ chế này, khi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác không chỉ đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi

cho vay với lãi suất thấp, mà còn đƣợc hƣởng những chính sách ƣu đãi đặc biệt mà không ngân hàng thƣơng mại nào có đƣợc.

Cụ thể, ƣu đãi lớn nhất khi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đối với ngƣời dân là vay mà không phải thế chấp tài sản. Bởi muốn vay tại các ngân hàng thƣơng mại, ngƣời vay phải thế chấp tài sản để vay vốn, phải cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản đem thế chấp, đồng thời phải chứng minh khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ,… Do đó, hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thƣờng ít có cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, cách thức cho vay không cần thế chấp chính là ƣu đãi lớn nhất mà Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

Theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác thì NHCSXH ngoài việc cho vay trực tiếp đối với một số dự án, còn lại chủ yếu là cho vay uỷ thác qua các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội. Riêng đối với cho vay hộ nghèo NHCSXH thực hiện phƣơng thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội.

Cho vay ủy thác là việc NHCSXH ký kết các văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác cho vay hộ nghèo với các tổ chức tín dụng. Theo phƣơng thức này NHCSXH giao vốn cho các tổ chức tín dụng để họ thực hiện giải ngân cho các hộ nghèo vay vốn theo đúng quy định của NHCSXH và tổ chức tín dụng đƣợc hƣởng phí ủy thác do NHCSXH trả cho họ. Loại hình uỷ thác cho vay này gọi là uỷ thác toàn phần. Trong thực tế trƣớc đây khi NHCSXH chƣa ra đời thì Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo Việt Nam do bộ máy biên chế quá nhỏ bé không thể trực tiếp quản lý đƣợc nên đã thực hiện phƣơng thức uỷ thác cho vay hộ nghèo toàn phần cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Phƣơng thức cho vay này có ƣu điểm là khắc phục đƣợc tình trạng quá tải của Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo do màng lƣới định biên ít không thể trực tiếp quản lý đƣợc nhƣng nó cũng bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế đó là: Ngân hàng uỷ thác không quản lý đƣợc vốn cho nên việc giải ngân vốn đến tay ngƣời nghèo đƣợc, nay không hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân hàng nhận uỷ thác d n đến nhiều khi vốn tồn đọng rất lớn gây lãng phí vốn, một tồn tại nữa là chất lƣợng hiệu quả

tín dụng thấp, nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao và phí ủy thác lớn, gây tốn kém cho ngân sách Nhà nƣớc.

Từ khi đƣợc thành lập theo Quyết định số: 131/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, NHCSXH đã tập trung nghiên cứu và chuyển dần việc uỷ thác cho vay hộ nghèo toàn phần qua các tổ chức tín dụng sang hình thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội.

Cho vay hộ nghèo ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội là việc NHCSXH ủy quyền cho các tổ chức chính trị xã hội thực hiện một số công việc (công đoạn) trong quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội đƣợc NHCSXH trả một khoản phí ủy thác theo các văn bản thoả thuận và hợp đồng uỷ thác đã đƣợc hai bên ký kết. Cho vay ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội có những ƣu điểm rõ rệt, nó khắc phục đƣợc những tồn tại, hạn chế của phƣơng thức cho vay ủy thác toàn phần qua các tổ chức tín dụng đó là: NHCSXH trực tiếp quản lý nguồn vốn, quản lý dƣ nợ nên chủ động trong quá trình cho vay không để tồn đọng lãng phí vốn, với phƣơng thức cho vay này hiệu quả tín dụng hộ nghèo đƣợc nâng cao rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu rất thấp. Đồng thời phƣơng thức cho vay này tiết kiệm đƣợc chi phí (phí ủy thác) cho Ngân sách Nhà nƣớc góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hoá tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.

1.2.2.4 Lãi suất cho vay và phí phải trả

Lãi suất cho vay không chỉ là công cụ các tổ chức tín dụng sử dụng để bảo đảm lợi nhuận mà còn duy trì khả năng cạnh tranh cũng nhƣ điều tiết quy mô tín dụng. Quy mô tín dụng không chỉ ở mức tổng thể toàn tổ chức mà còn đối với từng ngành nghề, trong từng thời điểm để có thể khuyến khích hoặc hạn chế cho vay một hoặc một vài lĩnh vực. Thông thƣờng, lãi suất cho vay đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn và theo nguyên tắc bảo đảm trang trải chi phí huy động, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro và duy trì lợi nhuận phù hợp.

Đối với tổ chức tín dụng cấp tín dụng chính sách, lãi suất cho vay thƣờng theo quy định của Nhà nƣớc để bảo đảm khách hàng là các đối tƣợng chính sách nhận đƣợc ƣu đãi và có thể tận dụng tốt các ƣu đãi này. Ngoài ra, Nhà nƣớc thƣờng quy định các tổ chức tín dụng không đƣợc thu phí với nhóm đối tƣợng chính sách, khiến cho nguồn thu nhập của tổ chức bị hạn chế rất nhiều. Để bảo đảm tính bền vững cho hoạt động tín

dụng chính sách và sự phát triển bền vững của tổ chức tín dụng, Nhà nƣớc phải sử dụng nguồn lực tài chính để cấp bù chênh lệch lãi suất và chi trả một phần hoặc toàn bộ các loại phí tổn cho hoạt động của tổ chức tín dụng. Mức lãi suất cho vay cũng thƣờng đƣợc duy trì ổn định trong một thời gian dài chứ ít khi đƣợc điều chỉnh theo diễn biến cung cầu vốn trên thị trƣờng nhằm bảo đảm ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách chỉ phải chi trả một mức lãi suất ổn định.

Với một khoản cho vay thƣơng mại, ngoài lãi suất, khách hàng còn phải chi trả những khoản phí khác nhau nhƣ phí duy trì hạn mức, phí định giá tài sản bảo đảm…, nhƣng đối với ngƣời nghèo, ngoài lãi suất, họ không phải chi trả các khoản phí khác, kể cả giấy tờ in phục vụ cho việc vay vốn đều đƣợc miễn phí.

1.2.2.5 Thời hạn cho vay

Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tƣơng ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tƣợng vay vốn nhƣ sau:

- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa 12 tháng;

- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 12 tháng đến dƣới 5 năm; cho vay trồng mới cà phê trên 12 tháng đến 3 năm;

- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 5 năm.

Thời hạn cho vay đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay và đến khi khách hàng trả hết nợ gốc l n lãi đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đối với cho vay đối tƣợng chính sách, thời hạn cho vay cũng đƣợc quy định trên cơ sở khả năng hoàn trả của khách hàng. Ngƣời nghèo có nguồn thu nhập không ổn định nên thời hạn cho vay quá chặt chẽ sẽ khiến cho khả năng tích lũy và trả nợ tổ chức tín dụng bị suy giảm mạnh.

Vì vậy, việc quy định thời hạn trả nợ của khách hàng cần đƣợc tính toán sao cho phù hợp với dòng tiền thu nhập mà ngƣời nghèo có đƣợc, nó không chỉ tính đến dòng tiền sản xuất kinh doanh mà còn tính đến các nguồn thu nhập khác và các khoản chi cho tiêu dùng, sinh hoạt đời thƣờng. Kỳ hạn trả lãi có thể đƣợc quy định ngắn nhằm khuyến khích ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có ý thức tiết kiệm định kỳ, từ đó duy trì một khoản tiền nhỏ hàng tháng (hoặc hàng tuần) để trả nợ tổ chức tín

dụng, không gây ra tình trạng sử dụng cho mục đích khác và không kiểm soát đƣợc số tiền phải trả nợ tổ chức khi đến hạn.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ có thể diễn ra khá thƣờng xuyên đối với các tổ chức tín dụng cấp tín dụng chính sách. Nếu không có biện pháp quản trị nguồn vốn và tín dụng một cách khôn ngoan, tổ chức tín dụng sẽ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn gia tăng và mất thanh khoản. Đơn cử, khi xảy ra thiên tai, việc thu hoạch của ngƣời nghèo tại các vùng nông thôn có thể bị dời lại một khoảng thời gian, hoặc trong khi giá bán sản phẩm đang thấp, ngƣời nghèo có thể chủ động tích trữ chờ thời điểm đƣợc giá để bán, hay do họ phát sinh nhu cầu chi tiêu đột xuất sẽ khiến do dòng tiền của ngƣời nghèo không đủ để trả cho tổ chức tín dụng. Với đặc điểm này, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, trong vòng một khoảng thời gian ngắn (dựa trên kỳ hạn vay ban đầu) có thể giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách tận dụng đƣợc những cơ hội trên thị trƣờng, hoặc giải quyết những khó khăn tạm thời về dòng tiền để chi trả vốn vay cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có thể áp dụng phƣơng thức trả nợ theo trả góp hàng tháng nhằm giúp ngƣời vay biết tiết kiệm để trả nợ dần, hạn chế việc trả nợ vào một thời điểm gây khó khăn cho họ và bản thân ngân hàng cũng có nguồn vốn để quay vòng cho vay tiếp.

1.2.2.6 Mức cho vay

Để thực hiện tăng trƣởng tín dụng an toàn trong phạm vi năng lực, ngân hàng ấn định quy mô tín dụng của toàn bộ tổ chức, của từng chi nhánh và kế đến là từng Phòng giao dịch cung cấp cho khách hàng trong một giai đoạn nhất định, thƣờng là một năm. Mức cho vay tối đa đƣợc tính toán trên cơ sở nhu cầu vốn của khách hàng là các đối tƣợng chính sách, khả năng huy động vốn của ngân hàng, khả năng kiểm soát chất lƣợng tín dụng của tổ chức và chi nhánh. Ngoài quy định hạn mức theo khía cạnh địa lý, các ngân hàng còn tính toán mức tăng trƣởng tín dụng cho các ngành nghề, hoặc các chƣơng trình tín dụng đối với các đối tƣợng chính sách.

Các mức giới hạn cho vay không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn ở tầm vi mô đối với khách hàng nhƣ mức cho vay tối đa đối với một khách hàng vay vốn, mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm, mức cho vay tối đa đối với một nhóm khách hàng có liên quan, mức cho vay tối đa đối với một số lĩnh vực, mức cho vay tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn… Cấp tín dụng cho đối tƣợng chính sách tuy không phải quan tâm tới hết các mức giới hạn trên nhƣ các ngân hàng cấp tín

dụng cho khách hàng thông thƣờng nhƣng cũng phải xét đến mức cho vay tối đa đối với một khách hàng theo một chƣơng trình, với tổng thể tất cả các chƣơng trình khách hàng đƣợc vay, hay mức cho vay đối với một địa phƣơng, một lĩnh vực.

Quy mô vốn vay tối đa trên một khách hàng cũng không thể quá lớn mặc dù nó đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng vì nếu nhƣ vậy, nhiều khách hàng khác sẽ không có điều kiện tiếp cận tín dụng và phạm vi ảnh hƣởng của chính sách tín dụng bị hạn chế đi nhiều. Ngoài ra, ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có ít kinh nghiệm quản lý tài chính, nếu phải quản lý một số tiền lớn sẽ có thể d n tới tình trạng vƣợt quá khả năng của họ và gây ra những rủi ro cho ngân hàng.

1.2.2.7 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là trình tự các bƣớc thực hiện quá trình cho vay của ngân hàng, kể từ khi nhận đƣợc nhu cầu vay vốn đến khi giải ngân, thu hồi vốn vay. Hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng tuân thủ theo quy trình cho vay chung nhƣ tất cả các đối tƣợng vay vốn khác.

Quy trình cho vay thể hiện trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy ngân hàng, đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình xử lý, giải quyết cho vay; đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)