Điều chỉnh chính sách cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 76)

3.2.4.1 Với đối tượng vay vốn

Vay vốn mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản và trồng mới cà phê: Cần xác định nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê để phân thành 2 loại: (1) Nếu mức cho vay nhỏ, có thể giải ngân một lần: Áp dụng phƣơng thức cho vay từng lần và (2) Nếu mức cho vay lớn, cần thiết phải giải ngân nhiều lần theo tiến độ thực hiện dự án: Áp dụng phƣơng thức cho vay theo dự án đầu tƣ.

Vay vốn chăm sóc cà phê: Cần xác định nhu cầu vay vốn sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê để phân thành 2 loại: (1) Hộ sản xuất cà phê thiếu vốn tạm thời, có nhu cầu vay vốn ngân hàng để sản xuất cà phê chỉ một mùa vụ: Áp dụng phƣơng thức cho vay từng lần; (2) Hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng thƣờng xuyên, liên tục hai năm liền kề: Áp dụng phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng, với thời hạn của hạn mức tín dụng đƣợc xác định tối đa 2 năm.

3.2.4.2 Thời hạn cho vay

NHCSXH nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào: Thời gian kiến thiết cơ bản của các tiểu dự án chăm sóc, cải tạo giống cà phê; Thời gian thu hồi vốn của các tiểu dự án; Khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng; và nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Thời hạn cho vay tối đa đối với từng tiểu dự án tái canh, cải tạo giống cà phê nhƣ sau:

- Đối với dự án trồng mới cà phê chè, trồng cà phê vối, thời hạn cho vay tối đa: 10 năm (trong đó thời gian ân hạn 3 năm, thời gian thu nợ 7 năm).

- Đối với dự án cải tạo cà phê vối, thời hạn cho vay tối đa: 5 năm (thời gian ân hạn 2 năm, thời gian thu nợ 3 năm)

3.2.4.3 Mức cho vay

- Xây dựng dự án m u đối với từng tiểu dự án: Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật về chăm sóc, cải tạo giống cà phê do Cục trồng trọt – Bộ NN & PTNT ban hành. NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng chi tiết các dự án m u đối với từng tiểu dự án tính cho 1 ha cà phê.

- Mức cho vay: NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào khả năng nguồn vốn của mình và nhu cầu vay vốn của khách hàng; mức cho vay phải đƣợc bình xét công khai dân chủ và phải căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng đối với phƣơng án, dự án sản xuất, kinh doanhđể bình xét mức cho vay; Mức cho vay tối đa bằng 100 triệu đồng/hộ để thực hiện dự án.

3.2.5 Giải pháp về quản trị điều hành

- Quán triệt đến toàn thể lãnh đạo, nhân viên trong toàn chi nhánh, đặc biệt là lãnh đạo cấp cơ sở và nhân viên tín dụng trực tiếp cho vay về ý nghĩa và tầm quan trọng của chƣơng trình tín dụng đối với cây cà phê.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của địa phƣơng trong việc điều tra, khảo sát nhu cầu cải tạo giống cà phê từ đó thiết lập “bản đồ chi tiết” về tái canh cà phê đến đơn vị hành chính thôn, bản. Từ đó xây dựng kế hoạch đầu tƣ vốn cụ thể cho từng giai đoạn.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc của các đơn vị cơ sở trong quá trình đầu tƣ tín dụng tái canh, cải tạo giống cà phê.

- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện và hoạch định các giải pháp cho các năm sau phù hợp với thực tế.

3.2.5.1 Nâng cao vai trò trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT

Phân tích thực trạng về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu ở mức cao ở một số địa phƣơng cho thấy công tác quản trị của Ban đại diện HĐQT chƣa thƣờng xuyên và sâu sát. Do vậy, hoàn thiện lại bộ máy quản trị của NHCSXH là việc làm cần thiết, không chỉ giúp giải quyết bất cập kể trên mà còn hƣớng tới tăng cƣờng hiệu quả công tác quản trị ngân hàng. NHCSXH cần phát huy vai trò, trách nhiệm của HĐQT và Ban đại diện HĐQT các cấp trong việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và giám sát hoạt động của NHCSXH; vai trò, trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc xác nhận đối tƣợng, lồng ghép các chƣơng trình, dự án, tuyên truyền và quản lý vốn vay. Thƣờng xuyên củng cố tổ chức, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất trong hoạt động từ HĐQT đến Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện. Đồng thời, cần chú trọng nâng cao hiệu quả chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT cấp huyện bằng cách xây dựng các tiêu thức đánh giá hoạt động của Ban đại diện HĐQT cấp huyện. NHCSXH cần tăng cƣờng nhân sự và năng lực cho đội ngũ kiểm soát viên chuyên trách của HĐQT. Do đội ngũ kiểm soát

viên kiêm nhiệm thuộc một số bộ ngành phải đảm nhận nhiệm vụ chính của họ tại các đơn vị nên công tác kiểm soát chủ yếu do cán bộ kiểm soát chuyên trách đảm nhận. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ kiểm soát chuyên trách còn mỏng về số lƣợng và chất lƣợng, đòi hỏi cần có sự tăng cƣờng thêm nhân sự và triển khai đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm soát viên. Ngoài ra, đối với kiểm soát viên kiêm nhiệm thuộc một số bộ ngành trên thực tế chƣa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả hoạt động do phải đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ nên cũng cần có sự củng cố, kiện toàn nhóm đội ngũ này.

3.2.5.2 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác

Trong quá trình nhận ủy thác, việc các tổ chức hội, đoàn thể phải có sự phối hợp chặt chẽ từ trên xuống cơ sở là điều hết sức cần thiết. Do vậy, giải pháp then chốt hiện nay là các hội, đoàn thể cấp huyện, xã cần chủ động giám sát, kiểm tra hoạt động các cấp hội cơ sở trực thuộc. Thực tế cho thấy “Các tổ tiết kiệm và vay vốn trực thuộc các tổ chức hội, đoàn thể là cấp nắm bắt tƣờng tận nhất mọi hoạt động của các thành viên khi tham gia vay vốn. Vì vậy, các đơn vị nhận ủy thác phải đẩy mạnh giám sát toàn diện các hoạt động của hệ thống này, trong đó, chú trọng giám sát bằng phƣơng thức trực tiếp tham gia và có ý kiến trong các buổi họp của Ban quản lý Tổ TK & VV. Thông qua đó, các tổ chức hội, đoàn thể nắm bắt đƣợc ƣu điểm, hạn chế của từng tổ, từ đó, có giải pháp chấn chỉnh kịp thời hơn”.

Mặt khác, để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại cơ sở, ngoài giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn thì việc hƣớng d n ngƣời dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay cũng rất quan trọng.

Các đơn vị nhận ủy thác cần tƣ vấn, hƣớng d n các hội viên đầu tƣ vốn vay vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng. Bởi vì, một khi nguồn vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả thì các hộ gia đình nằm trong diện ƣu đãi sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập, chấp hành tốt quy định về nộp lãi, gốc theo đúng thời gian và quy định”.

Việc thực hiện ủy thác nguồn vốn qua các tổ chức hội, đoàn thể không chỉ phát huy chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, mà còn huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Xác định Tổ TK và VV có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách, vì vậy Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của mạng lƣới tổ TK và VV bảo đảm luôn ổn định, nề nếp, tạo điều kiện cho việc chuyển tải các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi đến hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác nhanh chóng, thuận tiện và quản lý bảo toàn tốt nguồn vốn của Nhà nƣớc.

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng tín dụng và hoạt động của các tổ TK và VV, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thành phố thƣờng xuyên phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác rà soát, sáp nhập các tổ có số thành viên thấp để nâng cao năng lực hoạt động của mạng lƣới tổ TK và VV. Đồng thời tiến hành bổ sung nguồn vốn cho các tổ hoạt động tốt, còn hộ có nhu cầu vay vốn. Hằng tháng thực hiện chấm điểm, đánh giá chất lƣợng hoạt động ủy nhiệm của tổ TK và VV trên cơ sở kết quả thực hiện các nghiệp vụ ủy nhiệm. Từ đó giúp Phòng giao dịch các huyện, thành phố kiểm soát tốt hoạt động của tổ TK và VV, chủ động và kịp thời phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện các biện pháp củng cố, kiện toàn các tổ yếu kém, trung bình. Đồng thời, Ngân hàng và các Hội, đoàn thể cử cán bộ tham gia sinh hoạt cùng tổ TK và VV tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giải đáp các thắc mắc của ngƣời dân giúp cho các hộ vay vốn nắm vững đƣợc các chủ trƣơng, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Hằng tháng, cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm, xếp loại chất lƣợng tổ TK và VV, phối hợp với hội, đoàn thể nhận ủy thác xã thực hiện củng cố, kiện toàn những tổ có kết quả xếp loại yếu kém, trung bình.

Phân tích thực trạng cho thấy hoạt động của Tổ TK&VV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gần nhƣ mọi khâu của quá trình cấp tín dụng, và rộng hơn là quản lý tín dụng của NHCSXH. Do vậy, NHCSXH phải hoàn thiện các hoạt động, nâng cao năng lực của mạng lƣới Tổ TK&VV nhƣ sau: Ban quản lý Tổ TK&VV, đặc biệt là Tổ trƣởng cần đƣợc ƣu tiên lựa chọn những ngƣời có đủ phẩm chất, năng lực và đƣợc ngƣời dân tín nhiệm. NHCSXH và tổ chức CT-XH có trách nhiệm tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ Tổ một cách bài bản, chuyên nghiệp để có thể làm việc lâu dài, hạn chế tối đa việc lựa chọn Tổ trƣởng là cán bộ hội, làm việc theo nhiệm kỳ. Ngoài ra, cần bổ sung Quy chế hoạt động của Tổ quy định về tính liên đới trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các thành viên trong Tổ, thậm chí đề ra chế tài trong

việc một thành viên cố tình chây ỳ không trả nợ thì các thành viên khác phải có trách nhiệm trả thay.

3.2.5.4 Tăng cường hoạt động tại các Điểm giao dịch xã

NHCSXH cần nâng cao tỷ lệ giao dịch tại Điểm giao dịch xã, hƣớng tới tỷ lệ giao dịch tại cấp xã đạt 100%. Để thực hiện mục tiêu này, NHCSXH cần hoàn thiện quy trình giao dịch xã bằng phầm mềm corebanking, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin để tiến tới giao dịch trực tuyến ngay tại Điểm giao dịch xã (đồng thời NHCSXH cấp huyện, tỉnh và Hội sở có thể nắm đƣợc ngay tình hình giao dịch) tại Điểm giao dịch. Việc hoàn thiện quy trình gắn với nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng và khả năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ hạn chế đƣợc những nhƣợc điểm của các thao tác thủ công, giảm thiểu đƣợc các công việc trung gian, thời gian, từ đó nâng cao tỷ lệ giao dịch và năng suất lao động của các tổ giao dịch lƣu động. Việc hoàn thiện phần mềm corebanking để tiến tới giao dịch online là điều kiện tiên quyết để NHCSXH phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, từ đó có thể cạnh tranh tốt hơn so với các TCTD khác có lợi thế về mảng này. Nếu giải pháp này đƣợc triển khai tốt, NHCSXH sẽ tạo đƣợc một lợi thế hơn hẳn so với các TCTD khác khi tận dụng đƣợc mạng lƣới rộng khắp và cơ sở hạ tầng là UBND các xã để triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới không chỉ các đối tƣợng hƣởng ƣu đãi của Nhà nƣớc mà tới tất cả các ngƣời dân trên địa bàn xã. Trƣờng hợp này đặc biệt đúng với công tác huy động vốn và thực hiện các giao dịch thanh toán khi thông qua các buổi giao dịch xã, NHCSXH giới thiệu các sản phẩm huy động vốn và thanh toán tới ngƣời dân trên địa bàn và tiến hành thu tiền, chuyển khoản, thu hộ, chi hộ, tiền gửi... nếu ngƣời dân có nhu cầu.

3.3 Kiến nghị và đề xuất

3.3.1 Đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác chuyên sản xuất cà phê

Hộ sản xuất cà phê là chủ thể sản xuất chủ yếu của ngành cà phê trên địa bàn tỉnh. Do đó, để đảm bảo các chính sách của nhà nƣớc về phát triển bền vững ngành cà phê, đảm bảo hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất cà phê khi thực hiện chƣơng trình chăm sóc, cải tạo giống cà phê, đồng thời đảm bảo chất lƣợng tín dụng đối với đối tƣợng cho vay chăm sóc, cải tạo giống cà phê thì vai trò của chủ thể hộ sản xuất cà phê có vai trò quyết định.

- Thứ nhất, đề nghị hộ sản xuất cà phê thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về chăm sóc, cải tạo giống cà phê do Cục trồng trọt – Bộ NN và PTNT ban hành từ khâu cải tạo đất, đào hố, tuyển chọn giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trồng cây che bóng để bảo vệ đất, chống khô hạn, sử dụng nguồn nƣớc tƣới và công nghệ tƣới nƣớc hiệu quả (tƣới phun), nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, không ngừng nâng cao giá trị sản xuất.

- Thứ hai, chỉ thực hiện chăm sóc, cải tạo giống cà phê đối với diện tích cà phê nằm trong vùng quy hoạch đã đƣợc UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, cải tạo giống cà phê khi đƣợc mời tham gia; tích cực thăm quan, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ gia đình đã thực hiện thành công việc chăm sóc, cải tạo giống cà phê.

- Thứ ba, nâng cao trình độ quản lý vốn: do chi phí trồng mới và chăm sóc rất lớn nên dòng tiền trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thƣờng xuyên âm, nhƣng khi bƣớc sang thời kỳ kinh doanh và vào thời điểm thu hoạch và tiêu thụ thì dòng tiền dƣơng rất lớn. Do vậy, hộ sản xuất cà phê cần phải có phƣơng pháp sử dụng vốn một cách có hiệu quả, khi dòng tiền âm thì vay vốn ngân hàng, khi dòng tiền dƣơng thì ƣu tiên cho việc trả nợ tiền vay để giảm chi phí trả lãi.

- Thứ tư, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật: ngƣời trồng cà phê khi đƣợc vay vốn để thực hiện dự án chăm sóc, cải tạo giống cà phê phải có ý thức và trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, cam kết trả vốn vay và lãi vay đúng kỳ hạn; phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trƣớc khi vay vốn.

3.3.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

3.3.2.1 Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh việc xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân trong sản xuất, chế biến cà phê.

- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về hạch toán, kỹ thuật khuyến nông…cho các nông hộ sản xuất cà phê để việc sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

- Phối hợp với các HTX, ban ngành trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm cà phê, hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các nông hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 76)