Năng lực của cán bộ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 61)

Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn v n còn lơ là, không đôn đốc nhắc nhở Tổ TK & VV thực hiện các nhiệm vụ theo Hợp đồng ủy thác đã ký kết với ngân hàng, ít tham gia sinh hoạt cùng tổ TK & VV để nắm tâm tƣ, ý kiến của khách hàng.

2.4.2.4. Chính sách cho vay

a. Đối tượng cho vay

Chƣa phân biệt đối tƣợng cho vay hộ sản xuất cà phê theo đa dạng hóa thu nhập Chƣa có chính sách cụ thể về giải pháp phân loại thu nhập của hộ sản xuất cà phê khi cho vay

Xác định thời hạn thu lãi không đúng với tình hình thu nhập của hộ sản xuất cà phê

b. Thời hạn cho vay

Việc xác định thời hạn cho vay chƣa phù hợp, chỉ áp dụng cho vay trung hạn, chƣa áp dụng cho vay dài hạn đối với tái canh, cải tạo giống cà phê, thời gian đƣợc ấn định phổ biến từ 3 năm đến 5 năm. Khi xem xét đến yếu tố thời hạn cho vay chi nhánh chƣa quan tâm đến nguồn trả nợ của khách hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án. Khi định kỳ hạn trả nợ chi nhánh không tính toán thời gian ân hạn cho khách hàng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, do vậy có nhiều trƣờng hợp dự án chƣa đi vào giai đoạn thu hồi vốn thì khách hàng đã phải trả nợ.

c. Về định mức cho vay

Định mức cho vay so với tổng nhu cầu vốn để ngƣời dân thực hiện chăm sóc, cải tạo giống cà phê còn thấp chỉ phổ biến ở mức từ 30 đến 50 triệu đồng/ha theo định mức chung đối với chăm sóc cà phê, trong khi đó tổng chi phí để thực hiện chăm sóc, cải tạo giống cà phê nếu áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật và đầu tƣ theo hƣớng công nghệ cao có thể lên tới trên 150 triệu đồng/ha. Với định mức cho vay nhƣ trên thì ngƣời trồng cà phê chỉ có thể áp dụng biện pháp cƣa đốn phục hồi vƣờn cà phê cũ chứ không thể thực hiện trồng tái canh, hoặc ghép cải tạo đƣợc.

2.4.3Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, Không có chiến lƣợc cụ thể về cho vay đối tƣợng hộ sản xuất cà phê để xác định về nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn sản xuất cà phê.

Thứ hai, nghiệp vụ huy động vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng v n chủ yếu thực hiện theo chỉ tiêu đƣợc giao do nhà nƣớc cấp bù chênh lệch lãi suất. Cơ cấu nguồn vốn chƣa có tính ổn định, lâu dài; dƣ nợ trung và dài hạn chiếm khoảng 98% tổng dƣ nợ trong khi nguồn vốn do NSNN cấp chiếm tỉ trọng thấp và có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Nguồn vốn NHCSXH tự huy động trên thị trƣờng v n còn chiếm tỉ trọng chƣa tƣơng xứng, ảnh hƣởng đến tính chủ động trong huy động vốn của NHCSXH và chƣa mở rộng dịch vụ thanh toán và huy động nhỏ lẻ tại các Điểm giao dịch xã.

Thứ ba, Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng ở một số nơi v n chƣa đảm bảo, kỹ năng còn thiếu kiến thức về lĩnh vực cà phê d n đến việc đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của dự án không chính xác, việc định kỳ hạn nợ không phù hợp, dựa vào hồ sơ vay vốn của Tổ TK & VV để quyết định cho vay v n là chủ yếu. Đối với cán bộ tín dụng trẻ, có năng lực và trình độ nhƣng lại thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu hiểu biết về địa bàn và khách hàng vay vốn.

Thứ tư, Đối tƣợng cho vay chƣa có chính sách cụ thể về giải pháp phân loại thu nhập của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sản xuất cà phê khi cho vay. Thời hạn và định mức cho vay chƣa hợp lý để hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có tích lũy trả nợ ngân hàng.

Thứ năm, Các tổ chức Hội nhận ủy thác tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách tín dụng ƣu đãi tại một số địa bàn chƣa đúng mức khiến nhiều chủ trƣơng, chính sách chƣa đến đƣợc chính quyền, ngƣời dân. Thực trạng này khiến một bộ phận khách hàng vay vốn của NHCSXH nhận thức chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ nhƣ là một khoản cho không, không có ý thức hoàn trả nợ vay.

Thứ sáu, Trình độ quản lý tổ viên của Tổ trƣởng tổ TK & VV nhiều nơi còn hạn chế d n đến việc cho vay còn chia đều, hộ vay không thực hiện quy ƣớc hoạt động của Tổ, không quản lý đƣợc tổ viên.

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sản xuất cà phê thể hiện chủ yếu ở trình độ quản lý vốn và trình độ tiếp cận thị trƣờng, đó là các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Còn một số hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn nhƣng v n còn trông chờ ỷ lại vào chính sách của nhà nƣớc, chây ỳ không trả nợ, bỏ đi khỏa địa phƣơng nhƣng chƣa hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng.

2.4.3.3 Nguyên nhân từ chính sách của Nhà nước

Thứ nhất, chính sách đất đai còn nhiều bất cập, thiếu chiến lƣợc về sử dụng đất, công tác qui hoạch phát triển vùng cây công nghiệp trong đó có cây cà phê còn chậm nên diện tích cà phê phát triển tự phát, nhiều diện tích cà phê đƣợc trồng ở khu vực không thích hợp cho cây cà phê sinh trƣởng và phát triển nhƣ đất quá dốc, tầng dày đất màu quá nông, không có nguồn nƣớc tƣới.

Thứ hai, chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ: Hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống điện nông thôn, hệ thống tƣới tiêu, … thiếu đồng bộ, chất lƣợng không đảm bảo đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sức sản xuất và đời sống của các hộ sản xuất cà phê ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, lực lƣợng khuyến nông còn quá mỏng, trình độ còn hạn chế, công tác hƣớng d n khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân chƣa kịp thời. Mặt khác nguồn kinh phí hoạt động này còn thấp, chƣa khuyến khích cán bộ kỹ thuật hết lòng với công việc; các công cụ thiết yếu chƣa đƣợc trang bị đủ.

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng đối với cây cà phê tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua cho thấy tín dụng chính sách đối với cây cà phê ở các khía cạnh: i) tín dụng chính sách tại NHCSXH v n đóng vai trò chủ chốt trên thị trƣờng tín dụng nông thôn nhất là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, chiếm trên 60% tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh. Nợ xấu trong cho vay cà phê v n là một vấn đề đáng quan tâm, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu v n đang trong tình trạng kiểm soát và thấp hơn so với mặt bằng chung của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Dƣới góc độ hộ sản xuất cà phê đã cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng chính sách v n còn nhiều khó khăn nhất là các hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; ii) Về tình hình sử dụng vốn của hộ vay sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đƣợc thể hiện trên các góc độ về kinh tế và về xã hội, về mặt kinh tế cho thấy việc đầu tƣ vốn vào sản xuất cà phê mang lại hiệu quả cho các nông hộ, với chi phí trung bình khoảng là 65 triệu đồng/ha, tỷ lệ vốn vay/vốn đầu tƣ chiếm trên 50% nhƣng lợi nhuận trung bình của các hộ là 31 triệu/ha. Đây là mức thu khá ổn định cho ngƣời làm cà phê, với mức thu nhập ở mức trên, các hộ sản xuất cà phê có thể yến tâm đầu tƣ cho vƣờn cà phê của mình, xem đó nhƣ là tài sản cố định lâu dài có mức sinh lời ổn định. Về mặt xã hội việc đầu tƣ vốn tín dụng chính sách vào các hộ sản xuất cà phê tạo công ăn việc làm trong ngành nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm tại địa phƣơng mà Chính phủ đã giao cho NHCSXH.

Trong chƣơng cuối của luận văn, trên cơ sở kết hợp, phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc từ 2 chƣơng đầu, xuất phát từ định hƣớng chung của Chính phủ và định hƣớng của NHCSXH, tác giả sẽ phân tích và đề xuất các nhóm giải pháp để mở rộng tín dụng chính sách đối với cây cà phê chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, tác giả cũng sẽ đề xuất một số kiến nghị với cơ quan hữu quan và ngân hàng cấp trên để tạo thêm điều kiện, môi trƣờng thuận lợi cho việc thực thi hệ thống giải pháp này.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1 Căn cứ, định hƣớng tín dụng đối với cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 3.1.1 Căn cứ phát triển ngành cà phê của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tồn tại trong hệ thống các giải pháp chung về tín dụng, về ngân hàng, về nông nghiệp nông thôn, của địa phƣơng và của cả nền kinh tế; nói chung là tồn tại trong hệ thống các chính sách vĩ mô có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Bảo đảm dung hòa, phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực để hình thành một giải pháp tín dụng ngân hàng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại, phát triển bền vững trong tƣơng lai là cơ sở hình thành quan điểm bao trùm của các đề xuất và giải pháp mở rộng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách sản xuất cà phê theo mục tiêu nghiên cứu của Luận văn.

Trên cơ sở chung đó, giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê đƣợc hình thành dựa trên các căn cứ cụ thể nhƣ sau:

1- Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008) đã xác định mục tiêu đến năm 2020: (1) Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thời, (2) Khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Chính phủ, 2010 d); trong đó, ngân sách thực hiện chƣơng trình từ nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng thƣơng mại khoảng 30%.

2- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ (2010), quy định hộ sản xuất cà phê đƣợc vay vốn không cần làm thủ tục thế chấp đến 50 triệu đồng.

3- Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định đẩy mạnh phát triển ngành cà phê nƣớc ta theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả và bền vững.

4- Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 của Chính phủ, định hƣớng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh. Đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể thực hiện của địa phƣơng khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng.

5- Căn cứ vào Quyết định 852/QĐ - TTg ngày 10/7/2012 về “Phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020”.

3.1.2 Định hƣớng phát triển ngành cà phê của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

3.1.2.1 Quan điểm phát triển

Phát triển cà phê với hiệu quả cao bền vững, phù hợp với định hƣớng phát triển cà phê của cả nƣớc và phát triển nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng theo hƣớng ổn định địa bàn, tăng cƣờng thâm canh tăng năng suất gắn với nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới, nâng cao hiệu quả của toàn ngành hàng cà phê, đặc biệt chú trọng nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng cà phê. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến cà phê với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lƣợng cao gắn với thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê.

3.1.2.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển

- Ổn định diện tích cà phê với quy mô khoảng 135.000 - 140.000 ha đến năm 2020, trong đó diện tích cà phê chè phải chiếm tỷ trọng từ 15% đến 20%.

- Tăng cƣờng đầu tƣ, ứng dụng đồng bộ tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất bình quân cà phê nhân toàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 3,5 – 4,5 tấn/ha. Chú trọng đầu tƣ vào công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa.

- Chú trọng tăng thị phần tiêu thụ trong nƣớc, đến năm 2020 đạt khoảng 18 đến 20% tổng sản lƣợng cà phê toàn tỉnh.

- Đảm bảo giá trị xuất khẩu bình quân cao hơn so với bình quân cả nƣớc. Thu hẹp khoảng cách giá xuất khẩu và tiến tới tƣơng đƣơng với giá xuất khẩu bình quân cùng chủng loại so với giá xuất khẩu bình quân của thế giới.

- Phƣơng án I: Không mở rộng diện tích cà phê so với hiện trạng năm 2015 mà chủ yếu tập trung thâm canh, diện tích cà phê sẽ giảm do chuyển một phần sang đất chuyên dùng và chuyển một phần diện tích cà phê trồng trên đất quá dốc nằm phân tán trong lâm phần đã đƣợc phân định cho lâm nghiệp để tăng cƣờng các biện pháp lâm sinh. Quy mô phát triển khoảng 135-140 nghìn ha.

- Phƣơng án II: Trên nền phƣơng án I, chuyển một phần đất cà phê già cỗi trên tầng mỏng sang trồng chè. Tăng dần tỷ lệ cà phê chè kết hợp với chế biến theo phƣơng pháp xát ƣớt để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu. Quy mô phát triển khoảng130-135 nghìn ha

Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng cà phê đến năm 2020

Số TT

Đơn vị hành chính

Năm

2010 2017 2020

PA.1 PA.2 PA.1 PA.2

DT cả nước 530.000 550.000 550.000 550.000 550.000 1 Tổng D.Tích (ha) 143.212 140.086 135.514 136.907 130.380 1. Đà Lạt 3.805 3.770 3.495 3.200 3.200 2. Bảo Lộc 8.363 7.000 6.000 5.000 5.000 3. Lạc Dƣơng 2.621 2.621 2.800 3.000 3.000 4. Đơn Dƣơng 1.097 1.097 900 900 900 5. Đức Trọng 12.822 13.000 13.000 13.000 13.000 6. Đam Rông 5.840 6.400 6.400 7.000 7.000 7. Lâm Hà 39.445 38.980 38.980 38.980 38.980 8. Bảo Lâm 27.134 25.000 24.244 24.000 23.000 9. Di Linh 41.527 41.527 39.000 41.127 35.600 10. Đạ Huoai 255 350 350 350 350 11. Đạ Tẻh 210 341 345 350 350 12. Cát Tiên 93 0 0 0 0

2 DT thu hoạch (ha) 136.541 140.086 135.514 136.907 130.380

3 Năng suất (tấn/ha) 2,43 2,91 2,91 3,18 3,19

4 Sản lượng (tấn) 332.036 408.017 394.927 435.366 415.375

(Nguồn: Sở NN và PTNT Lâm Đồng )

Mục tiêu phát triển cà phê đến năm 2020 là phải thật sự bền vững, tập trung vào việc tăng chất lƣợng sản phẩm cà phê là chính. Do vậy, tỉnh Lâm Đồng sẽ lựa chọn phƣơng án II (quy mô phát triển từ 130 – 135 nghìn ha)

3.1.3 Định hƣớng, mục tiêu đối với cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2020

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát

- Cải tạo, thay thế các vƣờn cà phê già cỗi, bị sâu bệnh nặng cho năng suất thấp, chất lƣợng quả kém bằng các giống cà phê cao sản có năng suất cao, chất lƣợng quả tốt bằng các biện pháp ghép chồi cải tạo cà phê vối, trồng mới cây cà phê chè và trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 61)