Diện tích trồng cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 43)

Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.772 km2. Toàn tỉnh có 10 huyện, 2 thành phố trực thuộc tỉnh; 148 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 110 xã thuộc vùng khó khăn. Dân số toàn tỉnh hơn 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 22% dân số là dân tộc thiểu số, dân số thành thị chiếm 37,8%, dân số nông thôn chiếm 62,2%. Lao động trong độ tuổi là 633.947 ngƣời. Lâm Đồng có nhiều loại khoáng sản nhƣ: quặng boxit, thiếc sa khoáng, cao lanh. Đất đai và khí hậu Lâm Đồng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng các cây con có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. [10]

Cây cà phê đƣợc trồng ở Lâm Đồng đã trên 50 năm, nhƣng đƣợc tập trung phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Niên vụ cà phê 2016 - 2017, toàn tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn thứ hai của cả nƣớc với diện tích đã gieo trồng là 160.610 ha, chiếm khoảng 26% tổng diện tích trồng cà phê cả nƣớc, trong đó diện tích cà phê kinh doanh cho sản phẩm là 149.013 ha, với sản lƣợng 426.246 tấn bình quân 2,54 tấn/ha.

Bảng 2.1: Diện tích cà phê và sản lƣợng các địa phƣơng đến năm 2016

Đơn vị tính: ha, tấn

Số TT Tên địa phƣơng tích hiện có Tổng diện

Trong đó Diện tích cho

sản phẩm Sản lƣợng

1 TP. Đà Lạt 3.890 3.683 10.052

2 Huyện Lạc Dƣơng 3.620 3.305 8.670

3 Huyện Đam Rông 8.500 7.406 19.588

4 Huyện Đơn Dƣơng 1.707 1.633 4313

5 Huyện Đức Trọng 18.221 17.138 47.524

6 Huyện Lâm Hà 40.480 38.494 109.277

7 Huyện Di Linh 41.719 39.255 111.504

9 Huyện Bảo Lâm 30.829 27.968 87.177 10 Huyện Đạ Huoai 536 465 610 11 Huyện Đạ Tẻh 980 600 958 12 Huyện Cát Tiên 451 248 582 Tổng cộng 160.610 149.013 426.246 [

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng [10]

- Tình hình sản xuất cà phê của các địa phƣơng: trong tổng diện tích trồng cà phê của tỉnh thì cà phê đƣợc trồng tập trung nhiều nhất tại huyện Di Linh, huyện Lâm Hà, huyện Bảo Lâm và huyện Đức Trọng. Đây là những địa phƣơng có đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai rất thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây cà phê.

- Tính theo độ tuổi của cây cà phê: toàn tỉnh có 95.085 ha có thời gian sinh trƣởng dƣới 15 năm tuổi (tỷ trọng 65%); 14.861 ha có thời gian sinh trƣởng từ 15-20 năm (tỷ trọng 10%); 15.077 ha có thời gian sinh trƣởng từ 20-25 năm (tỷ trọng 11%); 16.394 ha có thời gian sinh trƣởng từ 25-30 năm (tỷ trọng 11%); 4.318 ha có thời gian sinh trƣởng trên 30 năm tuổi (tỷ trọng 11%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi của cây cà phê hiện nay

(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy diện tích cà phê dƣới 15 năm tuổi chiếm tỷ lệ 65%, diện tích cà phê bƣớc sang thời kỳ già cỗi, thoái hóa có thời gian sinh trƣởng trên 15 năm tuổi cần chăm sóc cải tạo là 50.650 ha, chiếm tỷ lệ 35%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 43)