Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 68 - 70)

Căn cứ kết quả khảo sát của các địa phƣơng thì diện tích cà phê già cỗi cần chăm sóc, cải tạo, chuyển đổi giống cà phê trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2014 – 2016 là 33.396 ha. Diện tích cà phê cần thực hiện cải tạo giống, trồng chăm sóc và trồng mới trong giai đoạn 2017 – 2020 là 37.035 ha.

- Đối với trồng mới cây cà phê chè

+ Về diện tích: diện tích trồng mới cây cà phê chè trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 là 796 ha, bằng khoảng 5% tổng diện tích cà chè hiện có trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

+ Về đối tƣợng: thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp đã đƣợc quy họach chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và trên diện tích trồng các loại cây khác kém hiệu quả chuyển sang trồng cây cà phê chè tại những nơi có điều kiện phù hợp (TP. Đà Lạt, huyện Lâm Hà, huyện Đam Rông, huyện Lạc Dƣơng).

+ Về giống: sử dụng các giống cà phê chè chọn lọc có năng suất, chất lƣợng cao, kháng bệnh gỉ sắt với giống chủ lực là cà phê Catimor (dòng TN1, TN2); khuyến khích phát triển cà phê Moka tại những địa bàn thích hợp để duy trì nguồn giống có chất lƣợng cao và nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng.

- Đối với ghép chồi cải tạo cây cà phê vối

+ Về diện tích: diện tích ghép chồi cải tạo là 12.464 ha; chiếm tỷ lệ khoảng 26,42% diện tích cà phê cần cải tạo giống và chiếm khoảng 9,8% tổng diện tích cà phê vối của cả tỉnh.

+ Về đối tƣợng: thực hiện ghép chồi cải tạo đối với những vƣờn cây cà phê có bộ rễ khoẻ, độ tuổi từ trên 15 năm, năng suất giảm trên 50% nhiều vụ liên tiếp hoặc ở những vƣờn cây bị bệnh rất nặng, rụng 80-90% lá vào mùa thu hoạch; những vƣờn cây không đồng đều về chất lƣợng giống nhƣ cây cho năng suất cao, cây cho năng suất thấp; cây chín sớm, cây chín muộn do l n dòng khi trồng.

+ Về giống: Đối với những cây hoặc vƣờn cây bị sâu bệnh, nên cƣa bỏ đi và ghép lại với những dòng chống bệnh. Cây ghép chồi thì sẽ không bị bệnh nhƣng chồi bên cạnh mang gen của gốc thì sẽ bị bệnh, vì vậy khi ghép cần đặc biệt chú ý phải cắt hết những chồi mọc từ gốc cũ mà chỉ giữ lại chồi ghép đạt tiêu chuẩn. Lựa chọn đúng giống khi ghép thay thế những cây bị l n dòng trên vƣờn. Việc đầu tƣ chăm sóc cũng cần đƣợc đặc biệt quan tâm đối với những cây mới ghép cải tạo trên cùng một vƣờn cây.

- Đối với trồng chăm sóc cây cà phê vối

+ Về diện tích: diện tích trồng chăm sóc cây cà phê vối là 9.722 ha , chiếm tỷ lệ khoảng 20,6% diện tích cà phê cần cải tạo giống và chiếm 7,64 % tổng diện tích cà phê vối cả tỉnh. Trong đó: 50% diện tích trồng bằng cây giống thực sinh và 50% diện tích trồng bằng cây giống ghép

+ Về đối tƣợng: ƣu tiên tại các vƣờn cà phê có độ tuổi trên 15 năm, năng suất bình quân 3 năm liền dƣới 1,5 tấn nhân/ha, cây sinh trƣởng phát triển kém do sâu bệnh phá hoại nặng, không thể áp dụng biện pháp cƣa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo đƣợc. Việc trồng chăm sóc cà phê cần sự đầu tƣ lớn về vốn và thời gian dài, vì vậy đối với các hộ thực hiện trồng chăm sóc phải có đủ khả năng kinh tế đảm bảo cuộc sống và đầu tƣ chăm sóc vƣờn cà phê trong suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tại từng hộ nông dân không nên thực hiện đồng loạt trên toàn bộ diện tích mà khuyến cáo các hộ chặt

bỏ trên từng khu vực nhỏ và chia ra trong nhiều năm để đảm bảo nguồn thu ổn định. Đồng thời mỗi hộ dân trƣớc khi thực hiện cần có kế hoạch cụ thể về lựa chọn khu vực thực hiện, thời gian và giống trồng phù hợp để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hái về sau.

+ Về giống: Ƣu tiên chuyển đổi sang các dòng vô tính của các giống cà phê có năng suất cao, kháng đƣợc sâu bệnh, nhất là bệnh gỉ sắt, đảm bảo chất lƣợng cà phê nhân xuất khẩu hoặc các giống cà phê hạt lai đa dòng đã đƣợc khảo nghiệm và công nhận đạt năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu tại địa phƣơng; sử dụng các giống hạt lai đa dòng đƣợc lựa chọn từ những dòng ƣu thế, có đặc tính tốt đƣa ra sản xuất.

Kế hoạch chăm sóc cải tạo của các địa phƣơng đƣợc cho dƣới bảng dƣới đây:

Bảng 3.2. Diện tích cà phê cần chăm sóc, cải tạo giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị: ha Số TT Địa Phƣơng Tổng diện tích cần chăm sóc, cải tạo Trong đó Trồng mới cà phê chè Ghép cải tạo cà phê vối Trồng chăm sóc cà phê vối 1 TP. Đà Lạt 189 0 0 189 2 Huyện Lạc Dƣơng 863 260 0 603

3 Huyện Đam Rông 1.729 190 800 739

4 Huyện Đơn Dƣơng 309 0 100 209

5 Huyện Đức Trọng 2.400 0 900 1.500

6 Huyện Lâm Hà 4.811 200 3.411 1.200

7 Huyện Di Linh 6.700 0 3.300 3.400

8 TP. Bảo Lộc 1.203 0 753 450

9 Huyện Bảo Lâm 4.632 0 3.200 1.432

10 Huyện Đa Huoai 0 0 0 0

11 Huyện Đạ Tẻ 0 0 0 0

12 Huyện Cát Tiên 146 146 0 0

Tổng cộng 22.982 796 12.464 9.722

(Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)