Thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 33)

Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tƣơng ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tƣợng vay vốn nhƣ sau:

- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay chăm sóc cà phê tối đa 12 tháng;

- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 12 tháng đến dƣới 5 năm; cho vay trồng mới cà phê trên 12 tháng đến 3 năm;

- Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay mua sắm máy móc, thiết bị; cho vay xây dựng cơ bản trên 5 năm.

Thời hạn cho vay đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay và đến khi khách hàng trả hết nợ gốc l n lãi đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đối với cho vay đối tƣợng chính sách, thời hạn cho vay cũng đƣợc quy định trên cơ sở khả năng hoàn trả của khách hàng. Ngƣời nghèo có nguồn thu nhập không ổn định nên thời hạn cho vay quá chặt chẽ sẽ khiến cho khả năng tích lũy và trả nợ tổ chức tín dụng bị suy giảm mạnh.

Vì vậy, việc quy định thời hạn trả nợ của khách hàng cần đƣợc tính toán sao cho phù hợp với dòng tiền thu nhập mà ngƣời nghèo có đƣợc, nó không chỉ tính đến dòng tiền sản xuất kinh doanh mà còn tính đến các nguồn thu nhập khác và các khoản chi cho tiêu dùng, sinh hoạt đời thƣờng. Kỳ hạn trả lãi có thể đƣợc quy định ngắn nhằm khuyến khích ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có ý thức tiết kiệm định kỳ, từ đó duy trì một khoản tiền nhỏ hàng tháng (hoặc hàng tuần) để trả nợ tổ chức tín

dụng, không gây ra tình trạng sử dụng cho mục đích khác và không kiểm soát đƣợc số tiền phải trả nợ tổ chức khi đến hạn.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ có thể diễn ra khá thƣờng xuyên đối với các tổ chức tín dụng cấp tín dụng chính sách. Nếu không có biện pháp quản trị nguồn vốn và tín dụng một cách khôn ngoan, tổ chức tín dụng sẽ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn gia tăng và mất thanh khoản. Đơn cử, khi xảy ra thiên tai, việc thu hoạch của ngƣời nghèo tại các vùng nông thôn có thể bị dời lại một khoảng thời gian, hoặc trong khi giá bán sản phẩm đang thấp, ngƣời nghèo có thể chủ động tích trữ chờ thời điểm đƣợc giá để bán, hay do họ phát sinh nhu cầu chi tiêu đột xuất sẽ khiến do dòng tiền của ngƣời nghèo không đủ để trả cho tổ chức tín dụng. Với đặc điểm này, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, trong vòng một khoảng thời gian ngắn (dựa trên kỳ hạn vay ban đầu) có thể giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách tận dụng đƣợc những cơ hội trên thị trƣờng, hoặc giải quyết những khó khăn tạm thời về dòng tiền để chi trả vốn vay cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có thể áp dụng phƣơng thức trả nợ theo trả góp hàng tháng nhằm giúp ngƣời vay biết tiết kiệm để trả nợ dần, hạn chế việc trả nợ vào một thời điểm gây khó khăn cho họ và bản thân ngân hàng cũng có nguồn vốn để quay vòng cho vay tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 33)