Đối với Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 86 - 93)

Trƣớc tiên, phải khẳng định rằng vai trò của Tổ TK&VV trong quá trình quản lý và chuyển tải vốn vay đến với các hộ nghèo là rất quan trọng trong công tác tín dụng chính sách của NHCSXH. Tổ TK&VV đƣợc coi là cánh tay nối dài của NHCSXH, Ban quản lý tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong việc bình xét, lựa chọn ngƣời vay cũng nhƣ việc kiểm tra, đôn đốc ngƣời vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, cũng nhƣ đôn đốc ngƣời vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Ban quản lý tổ TK&VV cũng là những ngƣời tổ chức sinh hoạt tổ để các thành viên trong Tổ chia sẻ kinh nghiệm về cách thức sử dụng vốn và kiến thức sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, phải kết hợp hài hòa giữa việc thành lập Tổ TK&VV theo địa bàn thôn, bản với việc tổ chức Tổ theo từng Hội đoàn thể để bảo đảm công tác quản lý vốn chặt chẽ, thuận lợi, bảo đảm cho tất cả các hộ vay vốn của NHCSXH đều đƣợc tham gia vào Tổ TK&VV trong thôn, bản mà họ cƣ trú. Ngoài ra, các tổ chức chính trị-xã hội phải tạo điều kiện lồng ghép việc vay vốn của NHCSXH với các chƣơng trình

riêng của Hội, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội và phát triển thêm các hội viên mới, là khách hàng tiềm năng của NHCSXH.

Thứ hai, Tổ TK&VV cùng một lúc có thể tham gia quản lý nhiều chƣơng trình tín dụng của NHCSXH cộng thêm việc thực hiện nghiệp vụ tiết kiệm nên NHCSXH và các Hội phải xem xét số lƣợng tổ viên của từng Tổ phải phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ Tổ TK&VV. NHCSXH và các Hội tuyệt đối không để xảy ra tình trạng số lƣợng tổ viên quá lớn về cả số lƣợng tổ viên (hiện nay tối đa là 60 tổ viên) l n quy mô tín dụng, vƣợt quá khả năng quản lý của cán bộ Tổ TK&VV cũng nhƣ mức độ rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động có thể xảy ra trong quá trình ủy thác (ví dụ nhƣ việc giám sát sử dụng vốn vay hoặc tình trạng xâm tiêu khi thu hộ tiền lãi). Ngƣợc lại, số lƣợng tổ viên cũng không thể ít quá vì sẽ ảnh hƣởng tới phí hoa hồng mà Ngân hàng trả cho Ban quản lý Tổ TK&VV.

Thứ ba, cần bổ sung quy định về tính liên đới trách nhiệm giữa các thành viên trong Tổ TK&VV trong trƣờng hợp có thành viên Tổ cố tình không chịu trả nợ, trả lãi, nhằm nâng cao trách nhiệm của hộ vay và chất lƣợng tín dụng của Tổ.

Thứ tƣ, NHCSXH và các Hội đoàn thể cần trang bị cho Ban quản lý Tổ TK&VV kiến thức quản lý tài chính nhƣ ghi chép sổ sách, quản lý tài chính của Tổ TK&VV, điều hành các cuộc họp Tổ, trong giao dịch với NHCSXH... Mặt khác, Ban quản lý tổ cũng cần phải nhận thức đƣợc trách nhiệm tăng cƣờng theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt tổ thƣờng xuyên nhƣ đã quy định tại biên bản họp thành lập Tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, các thành viên của Tổ sẽ đƣợc chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, đồng thời giúp cho Ban quản lý Tổ thực hiện việc thu lãi dễ dàng hơn, tăng cƣờng sự gắn bó giữa các tổ viên với nhau và với Ban quản lý Tổ. Tổ trƣởng Tổ TK&VV phải có trách nhiệm tuyên truyền, hƣớng d n, giải thích cho các tổ viên về chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, thủ tục vay vốn NHCSXH cũng nhƣ tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Thứ năm, Tổ trƣởng nói riêng và Ban quản lý Tổ nói chung trƣớc hết phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và đƣợc các tổ viên trong Tổ tín nhiệm. Trong trƣờng hợp khác biệt tại những vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do hạn chế về trình độ hiểu biết, chƣa bầu đƣợc

tổ trƣởng thì Hội đoàn thể và chính quyền địa phƣơng phối hợp chặt chẽ để tạm thời chỉ định tổ trƣởng và có trách nhiệm bồi dƣỡng, đào tạo ngƣời thay thế.

Thứ sáu, NHCSXH phải có cơ chế khuyến khích và giám sát chặt chẽ thực tiễn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý Tổ, tổ trƣởng và tổ phó ngoài các việc kể trên phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là: Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

Hai là: Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ ngân hàng của tổ viên đồng thời thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phƣơng những trƣờng hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn xã và các trƣờng hợp khác ảnh hƣởng đến hoạt động của Tổ và chất lƣợng tín dụng.

Ba là: Ban quản lý Tổ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Trƣởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, UBND cấp xã và NHCSXH, phải tham gia và chứng kiến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dƣ tiền gửi tại hộ của các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm.

Bốn là: chủ động đôn đốc, tham mƣu và phối kết hợp với Trƣởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trƣờng hợp nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trƣờng hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhƣng không trả nợ và tất cả các trƣờng hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ viên.

Năm là: phối kết hợp với Trƣởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện kiểm tra, xác minh và có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro đối với hộ vay vốn sản xuất cà phê.

Sáu là: đề xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền, NHCSXH và các cơ quan liên quan về việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác ƣu tiên để đầu tƣ vào cây cà phê.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đối hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn

sản xuất cây cà phê tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Ngoài các giải pháp chủ yếu để mở rộng hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách sản xuất cà phê nhƣ sau: Giải pháp hoàn thiện đánh giá nhu cầu vay vốn, tăng cƣờng huy động vốn, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ ngân hàng và nhóm giải pháp về quản trị điều hành. Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đƣa ra những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, các tổ chức Hội nhận ủy thác và NHCSXH Việt Nam tạo điều kiện và hỗ trợ cho NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách đối hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn sản xuất cây cà phê để tăng thu nhập, vƣơn lên thoát nghèo bền vững để hoạt động của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc là tại địa phƣơng.

KẾT LUẬN CHUNG

Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất đƣợc các nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn sản xuất cà phê tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, luận văn đã hoàn thành đƣợc các nội dung sau:

Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về cơ sở lý luận về chăm sóc, cải tạo cây cà phê; đặc điểm bản chất, vai trò của tín dụng chính sách; nội dung của tín dụng chính sách đối với cây cà phê, nhận diện một số yếu tố có ảnh hƣởng đến tín dụng chính sách đối với cây cà phê. Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn sản xuất cà phê tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tín dụng chính sách đối với cây cà phê tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Những điểm mới của luận văn bao gồm:

Một là, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn sản xuất cây cà phê tại một ngân hàng cụ thể.

Hai là, đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng chính sách và một số nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn sản xuất cây cà phê tại một ngân hàng cụ thể

Hạn chế của luận văn là chƣa nghiên cứu sự tác động của các nhân tố vĩ mô về hoạt động tín dụng chính sách đối với cây cà phê tại một ngân hàng cụ thể do những yếu tố đặc trƣng của ngân hàng đƣợc nghiên cứu nhƣ đã trình bày trong luận văn.

Về hƣớng phát triển của luận văn, ngoài việc bổ sung những hạn chế đã nêu còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu cho cả hệ thống NHCSXH hoặc những vùng có sản xuất cây cà phê. Nhƣ vậy, nội dung luận văn có thể đánh giá, phân tích sâu hơn ảnh hƣởng của các yếu tố định tính đến hoạt động tín dụng chính sách đối với cây cà phê của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và từ đó hệ thống giải pháp sẽ có hiệu quả hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những

thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Việt Cƣờng (2008) thông qua công trình “Mục tiêu giảm nghèo và tác động của Chính phủ đối với chương trình tín dụng tại Việt Nam”.

2. Tô Ngọc Hƣng, 2016, Giải pháp tín dụng cho ngƣời nghèo với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Ngân hàng.

3. Đoàn Triệu Nhạn (2011), Những vấn đề cần được quan tâm trong quá trình tái canh cây cà phê, Bản tin Cafe Việt Nam, Số 2, tháng 5/2011, Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ NN và PTNT, Việt Nam.

4. Trần Lan Phƣơng (2016) “ Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội

5. Nguyễn Hoàng Mỹ Phƣơng (2014), Cà phê, tín dụng và Brazil. Báo điện tử cà phê 24h.

6. Nguyễn Hữu Phụng (2012) “Tín dụng đối với chăm sóc, cải tạo giống cà phê tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng”.

7. Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông.

8. Trần Văn Tần (2015), Nguồn vốn tín dụng ngân hàng với mục tiêu phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên, Thị trƣờng tài chính – tiền tệ, Số 11, tháng 6/2016. ISSN 1859 – 2805.

9. Vũ Văn Thực (2014) trong nghiên cứu “Tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng”.

10.Chi cục thống kê Lâm Đồng.

11. Báo cáo tổng kết hàng năm của NHCSXH chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

12. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2012, Chiến lƣợc phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020.

14. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2016, Phƣơng thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội, Tài liệu đào tạo

15. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2016, Giới thiệu các chƣơng trình tín dụng đang thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội, Tài liệu đào tạo

16. Ngân hàng Chính sách xã hội, Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ giao dịch lƣu động, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

17. Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam: Xây dựng chiến lƣợc tổng thể để tăng cƣờng khả năng tiếp cận dịch vụ TCVM (của ngƣời nghèo).

18. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định 852/QĐ - TTg ngày 10/7/2012 về “Phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020”.

19. UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 9/5/2013 về:

“Phê duyệt kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020”.

20. Website http://www.vbsp.org.vn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002) “Analysis of the Effects of Microfinance on Poverty Reduction”.

2. IFAD, 2014, Investing in rural people in Bangladesh.

3. Nuryartono N, Zeller M. and Stefan Schwarze (2005). “Credit rationing of farm households and agricultural production: Indonesia”.

4.Tsukada, K., T. Higashikata and T. Kazushi (2010). "Microfinance Penetration and Its Influence on Credit Choice in Indonesia: Evidence From A Households Panel Survey." Developing Economies 48(1): 102-127.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 86 - 93)