Bài học kinh nghiệm về tín dụng chính sách đối với cây cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 37)

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới

- Kinh nghiệm của Brazil: trong tất cả các quốc gia trồng cà phê, có thể nói Brazil là quốc gia mà nông dân sử dụng công cụ quản trị rủi ro dựa vào thị trƣờng nhiều nhất. Điều này có thể do: Thứ nhất, nông trại quy mô vừa và đồn điền lớn chiếm phần lớn thị phần sản xuất. Brazil có 221.000 nông trại (trong đó có 30% nông trại có quy mô trên 10ha) và 70 hợp tác xã. Ngoài ra, nƣớc này có khoảng 1.500 doanh nghiệp rang xay, 9 nhà máy sản xuất cà phê hòa tan và 200 công ty xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, quy mô trang trại cà phê ở VN phần lớn (hơn 80%) từ 0,2-2ha [5], [7].

Ngƣời sản xuất nông nghiệp nhận tín dụng ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp là mùa vụ trong tƣơng lai. Tại Brazil có một hệ thống giúp đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa ngƣời cho vay và ngƣời phát hành CPR, trong đó họ chia sẻ kiến thức về các giao dịch, sản lƣợng thu hoạch trung bình trong các vùng, sản lƣợng tiềm năng. Hệ thống này cho phép ngƣời cho vay có cơ hội theo dõi tình trạng của sản lƣợng thu hoạch trong tƣơng lai. Tài sản thế chấp và đất đai đƣợc đăng ký với tên của ngƣời sở hữu thông qua đăng ký CPR và có sự giám sát hoặc của tổ chức độc lập hoặc ngƣời cho vay. Giám sát chặt chẽ bắt buộc thực hiện tại các giai đoạn sản xuất. Các cuộc khảo sát trƣớc khi gieo hạt, các cuộc viếng thăm hàng tháng, và kiểm tra liên tục trong suốt thời gian thu hoạch để chắc chắn rằng không xảy ra sai sót nào. Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, Chính phủ sẽ cho các hộ nông dân trồng cà phê vay 2,1 tỷ reais (tƣơng đƣơng với 1,14 tỷ đô la) để trang trải chi phí cho thu hoạch và sửa sang lại nhà kho. Trong đó tổng lƣợng cho vay sẽ thấp hơn so với mức 2,16 tỷ reais đã đƣợc hỗ trợ vụ trƣớc nữa, đây là vụ giống nhƣ vụ này, tức là sản lƣợng sẽ cao hơn theo nhƣ chu kỳ 2 năm 1 lần của Brazil, nƣớc sản xuất cà phê đứng đầu thế giới. Những ngƣời nông dân cho biết chi phí cho thu hoạch sẽ tăng mạnh trong năm nay, một phần là do nhân công đang

ngày một khó kiếm khiến giá nhân công tăng cao. Điều này đã khiến cho rất nhiều hộ nông dân phải thuê máy để làm công việc thu hoạch. Tuy nhiên, đây lại là vùng đất đồi núi khiến cho việc sử dụng máy cũng gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã giải ngân bằng tiền mặt và quỹ này đƣợc lấy tên Funcafe, với sự giám sát của bang Banco do Brazil và một số ngân hàng tƣ nhân khác và yêu cầu một thể chế tiền lãi thích hợp áp dụng cho số tiền giải ngân lần này. Các ngân hàng giải ngân tiền mặt thông qua các chi nhánh của mình theo cách giống nhƣ các ngân hàng cho vay bình thƣờng.

- Kinh nghiệm Ấn Độ: Có diện tích trồng cà phê khoảng 310 nghìn ha, năm 2016 sản lƣợng cà phê của Ấn Độ đạt 5,7 triệu bao (mỗi bao 60 kg), đứng hàng thứ 7 trên thế giới về sản lƣợng. Để giúp nông dân trồng lại các vƣờn cà phê thay thế các vƣờn cà phê già cỗi, Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ cho ngành cà phê một khoản ngân sách lớn tới 1 tỷ rupi Ấn Độ (1USD= 48,96 rupi Ấn Độ) trong kế hoạch 5 năm từ 2011 đến 2016 với diện tích là 42.000 ha. Cục cà phê Ấn Độ hỗ trợ 40% chi phí cải tạo cho các hộ nông dân có diện tích dƣới 2 ha, 30% cho hộ có từ 2-10 ha và 25% cho hộ có trên 10 ha [8].

- Kinh nghiệm Colombia: Xét về diện tích, Colombia có khoảng 900.000 ha trồng cà phê, xét về sản lƣợng, niên vụ cà phê 2016-2017 Colombia đã đạt 7,9 triệu bao, đứng hàng thứ 3 trên thế giới, nhƣng nếu xét về chủng loại cà phê, thì Colombia là nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới về sản lƣợng cà phê Arabica, chỉ sau Brazin. Liên đoàn những ngƣời trồng cà phê Colombia đang thực hiện chƣơng trình đổi mới các vƣờn cà phê già cỗi. Ngƣời ta chủ trƣơng mỗi hộ trồng cà phê đổi mới 20% diện tích cà phê của mình, toàn ngành sẽ đổi mới 300.000 ha cà phê đã già cỗi. Thông qua quỹ cà phê để hỗ trợ tiền phân bón cho cà phê với mức 7 USD/cây. Ngân hàng thì tạo điều kiện thuận lợi cung cấp tài chính cho ngƣời trồng cà phê và đƣợc Chính phủ chi trả 40% giá trị khoản nợ, còn lãi suất tiền vay đƣợc quỹ cà phê hỗ trợ [8].

- Kinh nghiệm Costa Rica: Với tổng diện tích khoảng 100.000 ha, Costa Rica đã thành lập quỹ 140 triệu USD để tái canh 30.000 ha cà phê với lãi suất 3%/năm cho 3 năm đầu, thấp hơn nhiều so với lãi suất thƣơng mại [8].

- Kinh nghiệm Honduras: một quốc gia thuộc khu vực Trung Mỹ sản xuất cà phê Arabica chất lƣợng cao, bên cạnh nguồn vốn tín dụng trị giá 1 tỷ Lempiras có sẵn, nhằm tiếp tục hỗ trợ tài chính để ngƣời trồng cà phê chống lại sự tác hại của bệnh nấm gỉ sắt, Chính phủ Mỹ đã cung cấp một ngân khoản trị giá 12 triệu USD (tƣơng đƣơng

250 triệu Lempiras) dƣới hình thức tín dụng để khởi động chƣơng trình thay mới vƣờn cây cà phê, một bƣớc cần thiết trong cuộc chiến chống bệnh nấm gỉ sắt [8].

- Kinh nghiệm Indonesia: là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, Indonesia có điều kiện diện tích và thổ nhƣỡng thuận lợi cho cây cà phê, song mới chỉ đạt năng suất trung bình khoảng 1 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam với 4 tấn/ha. Indonesia là nƣớc xuất khẩu cà phê Robusta đứng thứ hai trên thế giới sau Việt Nam. Hai nƣớc Việt Nam và Indonesia chiếm tới 60% sản lƣợng cà phê Robusta của thế giới. Hiện nay, các sản phẩm cho vay trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất rất đa dạng. Phƣơng thức tiếp cận vốn bao gồm cả chính thức từ các NHTM và hình thức khác, trong đó các món cho vay nhỏ - không yêu cầu tài sản thế chấp – ngày càng có xu hƣớng tăng lên. Các hộ tự làm kinh doanh rất muốn tiếp cận với hình thức tín dụng ngân hàng tuy nhiên việc tiếp cận v n còn hạn chế, có lẽ vì chi phí giao dịch lớn. Hình thức tín dụng nhỏ v n chƣa đến đƣợc với những ngƣời nghèo trong xã hội vì điều kiện tiếp cận của họ gặp nhiều khó khăn hơn so với những ngƣời có thu nhập cao [3], [4].

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng

Từ nghiên cứu kinh nghiệm về tín dụng chính sách trong nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê, đối với Việt Nam đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Việc tiếp cận vốn tín dụng chính sách của các hộ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy phải có quy trình đơn giản và cụ thể. Ngân hàng Chính sách xã hội cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của địa bàn Tây Nguyên, thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với tính chất mùa vụ của cây cà phê, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị, giống mô hình của Indonesia. Cần tăng cƣờng thêm nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ƣu đãi để đầu tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi nƣớc ngoài, nhƣ nguồn vốn từ IMF, WB, ADB. Trong đó dành nguồn vốn ƣu đãi cho sản xuất cà phê lâu dài nhƣ giảm tổn thất sau thu hoạch, xây dựng sân phơi, nhà kho, máy móc thiết bị, chăm sóc vƣờn cà phê già cỗi… Tiếp tục mở rộng mạng lƣới đến những vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tiếp cận với nguồn vốn chính thức an toàn và chi phí thấp nhất.

Việc cung ứng vốn tín dụng chính sách phải kết hợp với chính sách phát triển cà phê bền vững, trong đó, ở những nơi có điều kiện cần quan tâm và tiến đến khuyến

khích nông dân thực hiện phƣơng thức sản xuất cà phê hữu cơ, thân thiện với môi trƣờng. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng, vì gắn bó chặt chẽ với chất lƣợng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Tổ chức thƣờng xuyên các buổi trao đổi, đối thoại với Hiệp hội cà phê, hội doanh nghiệp để từng bƣớc tháo gỡ, khơi thông dòng vốn đƣa vào sản xuất kinh doanh, giống mô hình FNC của Colombia. Những ngƣời trồng cà phê ở Tây Nguyên nên học tập cách làm của Colombia, đó là khi chƣơng trình chăm sóc cây cà phê đƣợc thực hiện, Liên đoàn những ngƣời trồng cà phê ở nƣớc này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp ngƣời nông dân về nguồn vốn và kỹ thuật. Vì vậy nên thành lập đƣợc các hiệp hội cà phê giống nhƣ FNC của Colombia để bảo vệ quyền lợi và có định hƣớng cho ngành cà phê. Nâng cao năng lực quản lý, năng suất và chất lƣợng lao động của hộ sản xuất cà phê. Hoạt động sản xuất cà phê phải gắn với chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất giống nhƣ mô hình sản xuất cà phê của Brazil, hiện nay Việt Nam đã và đang tiến hành Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê giống Brazil. Đây là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, với sự điều tiết của Chính phủ và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Hỗ trợ hộ sản xuất trong việc xây dựng phƣơng án, kế hoạch sản xuất cà phê đảm bảo tính khả thi. Có kế hoạch chi tiết sử dụng nguồn vốn vay. Đồng thời ngƣời sản xuất cà phê cần tham gia các hoạt động bảo hiểm trong nông nghiệp, bảo hiểm vƣờn cây cà phê để tránh rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1- Tín dụng chính sách đối với cây cà phê là tín dụng đặc thù vì chủ thể vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn để sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Bản chất tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng với đối tƣợng vay vốn là cây cà phê nên nó có vai trò, đặc điểm riêng dƣới tác động của chính sách nhà nƣớc. Qua nội dung nghiên cứu về bản chất, vai trò, đặc điểm của tín dụng chính sách đối với cây cà phê, có thể khẳng định tín dụng chính sách là một kênh chuyển tải vốn của Chính phủ quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê thiếu vốn ở nông thôn.

2- Các nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng chính sách đối với cây cà phê cần nghiên cứu toàn diện từ nhiều góc độ: Nhân tố ảnh hƣởng từ chính bản thân ngân hàng, từ phía hộ sản xuất cà phê, từ chính sách của nhà nƣớc. Việc nghiên cứu các

nhân tố ảnh hƣởng này, đã làm rõ sự tác động vào kết quả và hiệu quả việc thực hiện tín dụng chính sách đối với cây cà phê.

3- Thực tiễn về tín dụng chính sách cho thấy lý luận về tín dụng chính sách ngày càng đƣợc bổ sung hoàn thiện, nhất là ở trong điều kiện các ngân hàng thƣơng mại hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng chính sách đối với hộ nông dân ở các nƣớc có sản xuất cà phê đƣợc vận dụng tùy theo tình hình thực tiễn ở mỗi nƣớc.

Trong chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá thực trạng về tín dụng đối với cây cà phê tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1 Hiện trạng sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2.1.1 Diện tích trồng cà phê

Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.772 km2. Toàn tỉnh có 10 huyện, 2 thành phố trực thuộc tỉnh; 148 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 110 xã thuộc vùng khó khăn. Dân số toàn tỉnh hơn 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 22% dân số là dân tộc thiểu số, dân số thành thị chiếm 37,8%, dân số nông thôn chiếm 62,2%. Lao động trong độ tuổi là 633.947 ngƣời. Lâm Đồng có nhiều loại khoáng sản nhƣ: quặng boxit, thiếc sa khoáng, cao lanh. Đất đai và khí hậu Lâm Đồng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng các cây con có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. [10]

Cây cà phê đƣợc trồng ở Lâm Đồng đã trên 50 năm, nhƣng đƣợc tập trung phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Niên vụ cà phê 2016 - 2017, toàn tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn thứ hai của cả nƣớc với diện tích đã gieo trồng là 160.610 ha, chiếm khoảng 26% tổng diện tích trồng cà phê cả nƣớc, trong đó diện tích cà phê kinh doanh cho sản phẩm là 149.013 ha, với sản lƣợng 426.246 tấn bình quân 2,54 tấn/ha.

Bảng 2.1: Diện tích cà phê và sản lƣợng các địa phƣơng đến năm 2016

Đơn vị tính: ha, tấn

Số TT Tên địa phƣơng tích hiện có Tổng diện

Trong đó Diện tích cho

sản phẩm Sản lƣợng

1 TP. Đà Lạt 3.890 3.683 10.052

2 Huyện Lạc Dƣơng 3.620 3.305 8.670

3 Huyện Đam Rông 8.500 7.406 19.588

4 Huyện Đơn Dƣơng 1.707 1.633 4313

5 Huyện Đức Trọng 18.221 17.138 47.524

6 Huyện Lâm Hà 40.480 38.494 109.277

7 Huyện Di Linh 41.719 39.255 111.504

9 Huyện Bảo Lâm 30.829 27.968 87.177 10 Huyện Đạ Huoai 536 465 610 11 Huyện Đạ Tẻh 980 600 958 12 Huyện Cát Tiên 451 248 582 Tổng cộng 160.610 149.013 426.246 [

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng [10]

- Tình hình sản xuất cà phê của các địa phƣơng: trong tổng diện tích trồng cà phê của tỉnh thì cà phê đƣợc trồng tập trung nhiều nhất tại huyện Di Linh, huyện Lâm Hà, huyện Bảo Lâm và huyện Đức Trọng. Đây là những địa phƣơng có đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai rất thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây cà phê.

- Tính theo độ tuổi của cây cà phê: toàn tỉnh có 95.085 ha có thời gian sinh trƣởng dƣới 15 năm tuổi (tỷ trọng 65%); 14.861 ha có thời gian sinh trƣởng từ 15-20 năm (tỷ trọng 10%); 15.077 ha có thời gian sinh trƣởng từ 20-25 năm (tỷ trọng 11%); 16.394 ha có thời gian sinh trƣởng từ 25-30 năm (tỷ trọng 11%); 4.318 ha có thời gian sinh trƣởng trên 30 năm tuổi (tỷ trọng 11%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi của cây cà phê hiện nay

(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy diện tích cà phê dƣới 15 năm tuổi chiếm tỷ lệ 65%, diện tích cà phê bƣớc sang thời kỳ già cỗi, thoái hóa có thời gian sinh trƣởng trên 15 năm tuổi cần chăm sóc cải tạo là 50.650 ha, chiếm tỷ lệ 35%.

Năng suất thu hoạch cà phê Lâm Đồng mùa vụ 2016 – 2017 đạt bình quân 2,54 tấn/ha. Qua điều tra nông hộ thì năng suất thực tế thƣờng cao hơn nhiều so với thống kê, ngay cả ở những địa bàn khó khăn về nguồn nƣớc tƣới và độ phì nhiêu của đất đai không cao nhƣ ở Đà Lạt. Các huyện thị có điều kiện đất ít thuận lợi nhƣ Bảo Lộc, Đà Lạt v n cho năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân toàn tỉnh. Các hộ làm cà phê theo chứng chỉ UTZ CERTIFIED và 4C trên tổng diện tích 13.118 ha, đã đạt năng suất bình quân 3,44 tấn/ha, trong đó cà phê chè đạt 3,4 tấn/ha, cà phê vối đạt 3,61 tấn/ha.

Điều tra một số hộ trồng cà phê ở Di Linh v n cho năng suất 3-5 tấn/ha, khu vực 5 xã phía Nam của huyện Di Linh trồng cà phê có nhiều hộ đạt năng suất 5-7 tấn/ha. Những số liệu trên đã chứng tỏ tiềm năng tăng năng suất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng v n còn lớn và phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật trồng, chăm sóc, trình độ thâm canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 37)