Đối với cán bộ Ban giảm nghèo, cán bộ Hội cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 83 - 86)

Hiện nay, NHCSXH đang ủy thác từng phần trong quy trình cho vay vốn đối với ngƣời nghèo qua bốn tổ chức chính trị là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng thời NHCSXH tổ chức mạng lƣới giao dịch đến tận xã bằng việc tổ chức giao dịch thông qua tổ giao dịch lƣu động vào một ngày cố định trong tháng tại điểm giao dịch tại xã. Có thể khẳng định đây là một mô hình phù hợp khi vận động đƣợc sức mạnh từ chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị-xã hội và ngân hàng để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng chính sách cho ngƣời nghèo nói riêng và thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nói chung. Xuất phát từ lý do này, cán bộ lãnh đạo xã, đặc biệt là cán bộ Ban giảm nghèo và các cán bộ Hội có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với NHCSXH để đƣa nguồn vốn tín dụng tới tay ngƣời nghèo tại địa phƣơng. Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ và sự phân công công việc đối với thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp chƣa rõ ràng, chƣa có chế tài gắn trách nhiệm và vai trò quản lý của mỗi ngƣời tham gia là đại diện của ngành, của địa phƣơng khiến cho việc triển khai công tác và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của từng ngƣời chƣa đạt hiệu quả cao. Do vậy, NHCSXH cần đề xuất với Chính phủ nghiên cứu và xem xét trong mô hình quản lý của ngân hàng ở cấp xã có sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp xã theo hƣớng ngoài việc xét duyệt hộ nghèo còn phải định hƣớng các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời nghèo, phối hợp với các tổ chức CT-XH địa phƣơng và NHCSXH trong việc giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ theo quy định. Ngoài việc quy định cụ thể về chức danh Trƣởng Ban đại diện HĐQT các cấp là Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cùng cấp thì việc

bổ sung thành phần Chủ tịch UBND xã vào vào Ban đại diện HĐQT cấp huyện là hết sức cần thiết để tăng cƣờng trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bên. Việc làm này sẽ giúp NHCSXH có thể đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp có biện pháp chỉ đạo sát sao hoạt động của tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác để cùng phối hợp với ngân hàng giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác cho vay hộ nghèo, đặc biệt là công tác đôn đốc trả nợ, thu hồi nợ quá hạn… Thứ hai, với nhiệm vụ là tham mƣu giúp UBND cấp xã xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo và là đơn vị tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn, Ban giảm nghèo tại từng xã cần đƣợc quy định trách nhiệm cụ thể gắn với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH nhƣ sau:

Một là: tham mƣu UBND cấp xã về việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách trên địa bàn.

- Tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Chính sách cho các đối tƣợng theo qui định của từng chƣơng trình, dự án vay vốn tại địa phƣơng. Phổ biến chính sách tiết kiệm, vay vốn trả nợ Ngân hàng tại địa bàn.

- Là đầu mối điều phối tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh. Liên kết, phối hợp tạo điều kiện hợp tác, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng kế hoạch vay vốn các chƣơng trình tín dụng chính sách nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảm nghèo hàng năm của UBND xã.

Hai là: hàng năm, Ban giảm nghèo có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu vay vốn, lập kế hoạch gửi Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện để tổng hợp. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã đƣợc chính quyền địa phƣơng phê duyệt; tham mƣu cho UBND xã phân giao chỉ tiêu kế hoạch cho vay, kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm đến từng thôn để tổ chức thực hiện. Xây dựng các mô hình điển hình giảm nghèo phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phƣơng.

Ba là: xác định đối tƣợng vay vốn: Ban giảm nghèo tham mƣu cho UBND xã rà soát, xác định danh sách hộ nghèo, cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, lập danh sách bổ sung các đối tƣợng vay vốn theo đúng qui định để việc cho vay của NHCSXH đƣợc kịp thời; tham mƣu cho UBND cấp xã nhận diện đối tƣợng thuộc diện đƣợc vay vốn NHCSXH trƣớc khi Chủ tịch xã ký xác nhận.

Bốn là: đối với hoạt động của Tổ TK&VV:

- Ban giảm nghèo xã phối hợp với các Hội, đoàn thể cấp xã và Trƣởng thôn tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác gia nhập Tổ TK&VV.

- Lựa chọn và đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã giao cho Trƣởng thôn hoặc một tổ chức Hội, đoàn thể đứng ra vận động thành lập Tổ TK&VV (ở những nơi chƣa có Tổ TK&VV hoặc đã có rồi nhƣng muốn thành lập Tổ mới).

- Chỉ đạo Hội, đoàn thể hoặc Trƣởng thôn thành lập các Tổ TK&VV theo hƣớng d n của NHCSXH tại Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

- Tham mƣu cho UBND xã quyết định việc giải thể Tổ TK&VV khi Tổ hoạt động không hiệu quả, vi phạm quy chế do NHCSXH quy định.

- Đôn đốc Trƣởng thôn, tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra giám sát việc điều hành hoạt động của Tổ TK&VV, tham gia các cuộc họp bình xét cho vay theo quy định, đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tƣợng thụ hƣởng.

- Tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng trong việc củng cố lại Tổ TK&VV khi có đề nghị của NHCSXH và của tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.

Năm là: tham gia giao ban và quản lý Điểm giao dịch tại xã:

- Tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất, đảm bảo trật tự, an toàn và hiệu quả trong các phiên giao dịch xã.

- Định kỳ hàng tháng tham gia cuộc họp giao ban với NHCSXH tại Điểm giao dịch xã để nắm tình hình thực hiện công tác ủy thác cho vay giữa NHCSXH với tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Từ đó nắm đƣợc những công việc các tổ chức Hội, đoàn thể đã làm tốt và những công việc chƣa làm tốt, những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện công tác ủy thác cho vay từ cơ sở để tham mƣu kịp thời cho cấp ủy và chính quyền địa phƣơng có những giải pháp kịp thời hỗ trợ cho các tổ chức Hội, đoàn thể nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng.

Sáu là: tham mƣu xử lý nợ: Ban giảm nghèo phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV và các ngành có biện pháp xử lý nợ đến hạn, quá hạn, nợ bị chiếm dụng và lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định của Nhà nƣớc. Khi cần thiết, Ban giảm nghèo đề xuất thành lập Tổ thu hồi nợ theo đúng quy định. Thứ ba, muốn tăng cƣờng hiệu quả công tác phối hợp, NHCSXH phải có các biện

pháp để tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực của Ban giảm nghèo và cán bộ Hội các cấp. Trong thực tiễn, NHCSXH đã thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ Ban giảm nghèo và tổ chức Hội cấp xã về những nghiệp vụ liên quan đến các công việc ủy thác cho vay. Tuy nhiên, do cán bộ Hội tại địa bàn làm việc theo nhiệm kỳ và nhiều ngƣời thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm hoặc do chƣa từng qua trƣờng lớp đào tạo về tài chính tiền tệ tín dụng nên gặp không ít khó khăn trong việc bảo đảm chất lƣợng công tác này. Năng lực của các cán bộ Hội và tổ không những đã hạn chế lại phải thƣờng xuyên cập nhật những chính sách mới, quy trình cho vay mới nên việc nâng cao năng lực cho các cán bộ này một cách kịp thời là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Vì vậy, hoạt động tập huấn cần phải đƣợc tổ chức kịp thời và thƣờng xuyên hơn để không ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động ủy thác đã ký với NHCSXH. Hiện nay, trƣởng thôn (tổ trƣởng tổ dân phố) tham gia nhiều vào quá trình hoạt động của Tổ TK&VV từ khâu thành lập Tổ, dến khâu bình xét, giải ngân và thu nợ. Dù có vai trò quan trọng nhƣ vậy nhƣng chƣa có một quy định nào về chi trả phụ cấp cho trƣởng thôn. Để khuyến khích hơn nữa vai trò và trách nhiệm của trƣởng thôn trong hoạt động tín dụng, NHCSXH cần sớm xây dựng một cơ chế chi trả phụ cấp cho đối tƣợng này tƣơng xứng với những đóng góp của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 83 - 86)