Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 66)

Phát triển cà phê với hiệu quả cao bền vững, phù hợp với định hƣớng phát triển cà phê của cả nƣớc và phát triển nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng theo hƣớng ổn định địa bàn, tăng cƣờng thâm canh tăng năng suất gắn với nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới, nâng cao hiệu quả của toàn ngành hàng cà phê, đặc biệt chú trọng nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng cà phê. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến cà phê với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lƣợng cao gắn với thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê.

3.1.2.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển

- Ổn định diện tích cà phê với quy mô khoảng 135.000 - 140.000 ha đến năm 2020, trong đó diện tích cà phê chè phải chiếm tỷ trọng từ 15% đến 20%.

- Tăng cƣờng đầu tƣ, ứng dụng đồng bộ tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất bình quân cà phê nhân toàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 3,5 – 4,5 tấn/ha. Chú trọng đầu tƣ vào công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa.

- Chú trọng tăng thị phần tiêu thụ trong nƣớc, đến năm 2020 đạt khoảng 18 đến 20% tổng sản lƣợng cà phê toàn tỉnh.

- Đảm bảo giá trị xuất khẩu bình quân cao hơn so với bình quân cả nƣớc. Thu hẹp khoảng cách giá xuất khẩu và tiến tới tƣơng đƣơng với giá xuất khẩu bình quân cùng chủng loại so với giá xuất khẩu bình quân của thế giới.

- Phƣơng án I: Không mở rộng diện tích cà phê so với hiện trạng năm 2015 mà chủ yếu tập trung thâm canh, diện tích cà phê sẽ giảm do chuyển một phần sang đất chuyên dùng và chuyển một phần diện tích cà phê trồng trên đất quá dốc nằm phân tán trong lâm phần đã đƣợc phân định cho lâm nghiệp để tăng cƣờng các biện pháp lâm sinh. Quy mô phát triển khoảng 135-140 nghìn ha.

- Phƣơng án II: Trên nền phƣơng án I, chuyển một phần đất cà phê già cỗi trên tầng mỏng sang trồng chè. Tăng dần tỷ lệ cà phê chè kết hợp với chế biến theo phƣơng pháp xát ƣớt để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu. Quy mô phát triển khoảng130-135 nghìn ha

Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng cà phê đến năm 2020

Số TT

Đơn vị hành chính

Năm

2010 2017 2020

PA.1 PA.2 PA.1 PA.2

DT cả nước 530.000 550.000 550.000 550.000 550.000 1 Tổng D.Tích (ha) 143.212 140.086 135.514 136.907 130.380 1. Đà Lạt 3.805 3.770 3.495 3.200 3.200 2. Bảo Lộc 8.363 7.000 6.000 5.000 5.000 3. Lạc Dƣơng 2.621 2.621 2.800 3.000 3.000 4. Đơn Dƣơng 1.097 1.097 900 900 900 5. Đức Trọng 12.822 13.000 13.000 13.000 13.000 6. Đam Rông 5.840 6.400 6.400 7.000 7.000 7. Lâm Hà 39.445 38.980 38.980 38.980 38.980 8. Bảo Lâm 27.134 25.000 24.244 24.000 23.000 9. Di Linh 41.527 41.527 39.000 41.127 35.600 10. Đạ Huoai 255 350 350 350 350 11. Đạ Tẻh 210 341 345 350 350 12. Cát Tiên 93 0 0 0 0

2 DT thu hoạch (ha) 136.541 140.086 135.514 136.907 130.380

3 Năng suất (tấn/ha) 2,43 2,91 2,91 3,18 3,19

4 Sản lượng (tấn) 332.036 408.017 394.927 435.366 415.375

(Nguồn: Sở NN và PTNT Lâm Đồng )

Mục tiêu phát triển cà phê đến năm 2020 là phải thật sự bền vững, tập trung vào việc tăng chất lƣợng sản phẩm cà phê là chính. Do vậy, tỉnh Lâm Đồng sẽ lựa chọn phƣơng án II (quy mô phát triển từ 130 – 135 nghìn ha)

3.1.3 Định hƣớng, mục tiêu đối với cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2020

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát

- Cải tạo, thay thế các vƣờn cà phê già cỗi, bị sâu bệnh nặng cho năng suất thấp, chất lƣợng quả kém bằng các giống cà phê cao sản có năng suất cao, chất lƣợng quả tốt bằng các biện pháp ghép chồi cải tạo cà phê vối, trồng mới cây cà phê chè và trồng chăm sóc cây cà phê vối.

- Đƣa năng suất cà phê toàn tỉnh từ năm 2017 đạt bình quân từ 3,5 đến 4,5 tấn/ha, nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của ngƣời trồng cà phê trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc xây dựng những vùng sản xuất nguyên liệu cà phê chất lƣợng cao theo hƣớng bền vững.

- Kế hoạch và lộ trình thực hiện phải đảm bảo không tạo ra biến động lớn về sản lƣợng cà phê, cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế hàng năm của tỉnh. Đồng thời không làm ảnh hƣởng lớn đến thu nhập, đời sống của ngƣời trồng cà phê khi thực hiện chuyển đổi giống, chăm sóc cây cà phê.

- Cần tập trung chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp chăm sóc theo hình thức cuốn chiếu, ƣu tiên thực hiện đối với những vƣờn cà phê có độ tuổi từ cao đến thấp, các vƣờn cây bị sâu bệnh nặng và chỉ hỗ trợ thực hiện chăm sóc, ghép cải tạo và trồng mới cà phê trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh [17].

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Căn cứ kết quả khảo sát của các địa phƣơng thì diện tích cà phê già cỗi cần chăm sóc, cải tạo, chuyển đổi giống cà phê trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2014 – 2016 là 33.396 ha. Diện tích cà phê cần thực hiện cải tạo giống, trồng chăm sóc và trồng mới trong giai đoạn 2017 – 2020 là 37.035 ha.

- Đối với trồng mới cây cà phê chè

+ Về diện tích: diện tích trồng mới cây cà phê chè trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 là 796 ha, bằng khoảng 5% tổng diện tích cà chè hiện có trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

+ Về đối tƣợng: thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp đã đƣợc quy họach chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và trên diện tích trồng các loại cây khác kém hiệu quả chuyển sang trồng cây cà phê chè tại những nơi có điều kiện phù hợp (TP. Đà Lạt, huyện Lâm Hà, huyện Đam Rông, huyện Lạc Dƣơng).

+ Về giống: sử dụng các giống cà phê chè chọn lọc có năng suất, chất lƣợng cao, kháng bệnh gỉ sắt với giống chủ lực là cà phê Catimor (dòng TN1, TN2); khuyến khích phát triển cà phê Moka tại những địa bàn thích hợp để duy trì nguồn giống có chất lƣợng cao và nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng.

- Đối với ghép chồi cải tạo cây cà phê vối

+ Về diện tích: diện tích ghép chồi cải tạo là 12.464 ha; chiếm tỷ lệ khoảng 26,42% diện tích cà phê cần cải tạo giống và chiếm khoảng 9,8% tổng diện tích cà phê vối của cả tỉnh.

+ Về đối tƣợng: thực hiện ghép chồi cải tạo đối với những vƣờn cây cà phê có bộ rễ khoẻ, độ tuổi từ trên 15 năm, năng suất giảm trên 50% nhiều vụ liên tiếp hoặc ở những vƣờn cây bị bệnh rất nặng, rụng 80-90% lá vào mùa thu hoạch; những vƣờn cây không đồng đều về chất lƣợng giống nhƣ cây cho năng suất cao, cây cho năng suất thấp; cây chín sớm, cây chín muộn do l n dòng khi trồng.

+ Về giống: Đối với những cây hoặc vƣờn cây bị sâu bệnh, nên cƣa bỏ đi và ghép lại với những dòng chống bệnh. Cây ghép chồi thì sẽ không bị bệnh nhƣng chồi bên cạnh mang gen của gốc thì sẽ bị bệnh, vì vậy khi ghép cần đặc biệt chú ý phải cắt hết những chồi mọc từ gốc cũ mà chỉ giữ lại chồi ghép đạt tiêu chuẩn. Lựa chọn đúng giống khi ghép thay thế những cây bị l n dòng trên vƣờn. Việc đầu tƣ chăm sóc cũng cần đƣợc đặc biệt quan tâm đối với những cây mới ghép cải tạo trên cùng một vƣờn cây.

- Đối với trồng chăm sóc cây cà phê vối

+ Về diện tích: diện tích trồng chăm sóc cây cà phê vối là 9.722 ha , chiếm tỷ lệ khoảng 20,6% diện tích cà phê cần cải tạo giống và chiếm 7,64 % tổng diện tích cà phê vối cả tỉnh. Trong đó: 50% diện tích trồng bằng cây giống thực sinh và 50% diện tích trồng bằng cây giống ghép

+ Về đối tƣợng: ƣu tiên tại các vƣờn cà phê có độ tuổi trên 15 năm, năng suất bình quân 3 năm liền dƣới 1,5 tấn nhân/ha, cây sinh trƣởng phát triển kém do sâu bệnh phá hoại nặng, không thể áp dụng biện pháp cƣa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo đƣợc. Việc trồng chăm sóc cà phê cần sự đầu tƣ lớn về vốn và thời gian dài, vì vậy đối với các hộ thực hiện trồng chăm sóc phải có đủ khả năng kinh tế đảm bảo cuộc sống và đầu tƣ chăm sóc vƣờn cà phê trong suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tại từng hộ nông dân không nên thực hiện đồng loạt trên toàn bộ diện tích mà khuyến cáo các hộ chặt

bỏ trên từng khu vực nhỏ và chia ra trong nhiều năm để đảm bảo nguồn thu ổn định. Đồng thời mỗi hộ dân trƣớc khi thực hiện cần có kế hoạch cụ thể về lựa chọn khu vực thực hiện, thời gian và giống trồng phù hợp để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hái về sau.

+ Về giống: Ƣu tiên chuyển đổi sang các dòng vô tính của các giống cà phê có năng suất cao, kháng đƣợc sâu bệnh, nhất là bệnh gỉ sắt, đảm bảo chất lƣợng cà phê nhân xuất khẩu hoặc các giống cà phê hạt lai đa dòng đã đƣợc khảo nghiệm và công nhận đạt năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu tại địa phƣơng; sử dụng các giống hạt lai đa dòng đƣợc lựa chọn từ những dòng ƣu thế, có đặc tính tốt đƣa ra sản xuất.

Kế hoạch chăm sóc cải tạo của các địa phƣơng đƣợc cho dƣới bảng dƣới đây:

Bảng 3.2. Diện tích cà phê cần chăm sóc, cải tạo giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị: ha Số TT Địa Phƣơng Tổng diện tích cần chăm sóc, cải tạo Trong đó Trồng mới cà phê chè Ghép cải tạo cà phê vối Trồng chăm sóc cà phê vối 1 TP. Đà Lạt 189 0 0 189 2 Huyện Lạc Dƣơng 863 260 0 603

3 Huyện Đam Rông 1.729 190 800 739

4 Huyện Đơn Dƣơng 309 0 100 209

5 Huyện Đức Trọng 2.400 0 900 1.500

6 Huyện Lâm Hà 4.811 200 3.411 1.200

7 Huyện Di Linh 6.700 0 3.300 3.400

8 TP. Bảo Lộc 1.203 0 753 450

9 Huyện Bảo Lâm 4.632 0 3.200 1.432

10 Huyện Đa Huoai 0 0 0 0

11 Huyện Đạ Tẻ 0 0 0 0

12 Huyện Cát Tiên 146 146 0 0

Tổng cộng 22.982 796 12.464 9.722

(Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng)

3.1.4 Định hƣớng của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đối với cho vay cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 – 2020 với cho vay cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 – 2020

3.1.4.1 Mục tiêu tổng quát

- Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nƣớc; gắn liền với việc phát

triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.

- Hỗ trợ cho ngƣời trồng cà phê đƣợc vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng để thực hiện trồng mới cây cà phê, ghép cải tạo và trồng chăm sóc diện tích cà phê già cỗi bằng các giống cà phê cao sản cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, góp phần tăng sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm cà phê của tỉnh, đồng thời nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của ngƣời trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tiếp tục mở rộng đầu tƣ tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân góp phần thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng và phát triển nông thôn mới. Qua đó, không ngừng nâng cao vị thế của Ngân hàng Chính sách xã hội trên thị trƣờng tài chính khu vực nông thôn và góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm tại địa phƣơng.

- Thông qua chƣơng trình đầu tƣ tín dụng đối với cây cà phê, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động tại Điểm giao dịch xã để tiết giảm chi phí đi lại cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn phát triển cây cà phê.

3.1.4.2 Mục tiêu cụ thể

- 100% ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn phát triển cây cà phê đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

- Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 10% theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 2%/tổng dƣ nợ.

-Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

- Đối tƣợng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách khác theo quy định của Nhà nƣớc và các đối tƣợng đƣợc các tổ chức, cá nhân ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội trực tiếp cho vay. Ƣu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng khó khăn.

- Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhƣ: Tiết kiệm tại Điểm giao dịch; thanh toán; chuyển tiền...

3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng chính sách đối với cây cà phê tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

3.2.1 Hoàn thiện đánh giá nhu cầu vay vốn

Việc đánh giá nhu cầu về vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sản xuất cà phê cần dựa trên các cơ sở:

(1) Kết quả điều tra nghiên cứu thực tế về nhu cầu vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sản xuất cà phê của địa phƣơng và nhu cầu vốn tín dụng chính sách của hộ sản xuất cà phê;

(2) Quy hoạch phát triển ngành cà phê hiệu quả và bền vững của địa bàn nghiên cứu về vùng sinh thái phù hợp phát triển quy mô diện tích cà phê, về khả năng tái canh, cải tạo hoặc trồng mới cà phê theo quy hoạch. Nhu cầu vốn tín dụng chính sách của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhƣ nội dung luận văn thực hiện cần đƣợc thực tiễn hóa và cần đƣợc bổ sung, cập nhật thƣờng xuyên theo tình hình biến động của thị trƣờng.

3.2.2 Tăng cƣờng huy động vốn

NHCSXH cần thành lập bộ phận chuyên trách từ trung ƣơng tới địa phƣơng về huy động vốn từ khách hàng, đặc biệt là tiết kiệm từ ngƣời nghèo và các hộ gia đình khác trên địa bàn nông thôn. Bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá, phân tích những ích lợi từ việc gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH (thông qua mạng lƣới là chính quyền địa phƣơng, các tổ chức CT-XH, các Tổ TK&VV, thậm chí là chính các khách hàng của NHCSXH) để các cá nhân, tổ chức mạnh dạn mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng. Các sản phẩm và dịch vụ huy động tiền gửi cần phải đa dạng, minh bạch với tất cả các khách hàng, hấp d n không chỉ về lãi suất, kỳ hạn mà còn có tính linh hoạt trong lãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 66)