Thực trạng về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 51)

2.2.3.1 Điều kiện vay vốn tín dụng chính sách

Cũng giống nhƣ các đối tƣợng cho vay khác, đối với khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tƣ vào cây cà phê cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay nhƣ: (1) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

(2) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

(3) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh;

(4) Có phƣơng án sản xuất, kinh doanh, khả thi và có hiệu quả.

(5) Cho vay ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

(6) Hộ vay không phải thế chấp tài sản nhƣ những NHTM nhƣng phải gia nhập tổ TK & VV.

2.2.3.2 Về đối tượng cho vay

- Đối tƣợng cho vay ngắn hạn hộ sản xuất cà phê bao gồm các chi phí mua phân bón, vận chuyển, nông dƣợc, tƣới nƣớc, nhân công, nhiên liệu cho máy móc và các vật liệu phụ tùng thay thế phục vụ cho quá trình chăm sóc cà phê trong giai đoạn kinh doanh nhƣ ống nƣớc, béc tƣới, bao bì, tấm bạt dùng để hái quả cà phê và phơi cà phê...

- Đối tƣợng cho vay trung hạn là các chi phí trồng mới, cải tạo hoặc trồng tái canh cà phê nhƣ: cây giống, chồi giống, máy móc cơ giới để làm đất, vận chuyển, nông dƣợc, tƣới nƣớc, nhân công, nhiên liệu; chi phí mua sắm các máy móc, thiết bị nhƣ máy cày tay, giàn tƣới nƣớc tự động, vật liệu xây dựng để làm nhà kho, sân phơi cà phê, …

2.2.3.3 Về phương thức cho vay

Từ năm 2005 cho tới nay, trên cơ sở đề nghị của NHCSXH và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận, toàn bộ vốn tín dụng của NHCSXH đƣợc ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH. Phƣơng thức ủy thác này đã mang lại hiệu quả khi NHCSXH chủ động đƣợc công tác quản lý, vốn vay đƣợc giải ngân kịp thời đến các đối tƣợng vay vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn nhƣ trƣớc đây. Nội dung ủy thác qua các tổ chức CT- XH gồm những công việc cụ thể sau đây:

- Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ƣu đãi của Chính phủ đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tƣợng thuộc diện thụ hƣởng các chính sách tín dụng ƣu đãi có nhu cầu vay vốn.

- Chỉ đạo, hƣớng d n thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ƣớc hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đƣa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình đƣợc vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình đƣợc vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của ngƣời vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.

- Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc ngƣời vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trƣờng hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

- Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:

+ Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận.

+ Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV đƣợc NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không đƣợc NHCSXH uỷ nhiệm thu).

+ Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của ngƣời vay; kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức CT-XH cấp dƣới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phƣơng xử lý các trƣờng hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hƣớng d n hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại, vƣớng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu và bàn phƣơng hƣớng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ƣu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ... để giúp ngƣời vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

2.2.3.4 Về lãi suất cho vay

NHCSXH áp dụng lãi suất cho vay ƣu đãi theo một mức thống nhất trong phạm vi toàn quốc và tùy theo từng chƣơng trình, từng thời kỳ do Thủ tƣớng Chính phủ quy định. Ngoài lãi suất cho vay, ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào. Việc quy định mức lãi suất giống nhau cho tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc đã phát sinh những bất cập do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình ngƣời nghèo tại mỗi vùng là khác nhau. Hiệu quả sử dụng vốn vay cũng vì vậy mà không giống nhau nên khả năng chi trả lãi suất giữa các khách hàng ở các địa phƣơng là không giống nhau. Ngoài ra, việc quy định mức lãi suất cho vay do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định mỗi thời kỳ mặc dù tạo ra sự ổn định nhất định cũng đã bộc lộ những tồn tại nhất định. Khi thị trƣờng tín dụng có sự biến động về lãi suất cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp giữa lãi suất tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại, NHCSXH không thể tự bản thân điều chỉnh lãi suất mà phải trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét và quyết định.

2.2.3.5 Về thời hạn cho vay

- Thời hạn cho vay đƣợc tính từ thời điểm cho vay đến lúc thu nợ gốc. Thời hạn cho vay đối với các khoản cho vay sản xuất cà phê đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Cho vay ngắn hạn: Căn cứ vào chu kỳ sản xuất của cà phê, khả năng trả nợ của hộ sản xuất cà phê và nguồn vốn vay của ngân hàng. Nhƣ vậy, thời hạn cho tối đa không quá 12 tháng và thƣờng áp dụng cho đối tƣợng vay chăm sóc cà phê trong thời kỳ kinh doanh.

+ Cho vay trung hạn: Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn của đối tƣợng vay vốn trung hạn, khả năng trả nợ của hộ sản xuất cà phê, nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Thời hạn cho vay không quá 5 năm và thƣờng áp dụng đối với đối tƣợng cho vay trồng mới, phục hồi, cải tạo hoặc trồng tái canh cà phê hoặc cho vay mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất cà phê.

- Nếu hộ sản xuất cà phê không trả đƣợc nợ vay đúng thời hạn đã cam kết trên Sổ vay vốn, nếu không đƣợc NHCSXH nơi cho vay cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, NHCSXH nơi cho vay sẽ chuyển toàn bộ dƣ nợ còn lại sang nợ quá hạn và hộ sản xuất cà phê chịu mức lãi suất quá hạn tối đa bằng 130% lãi suất khi cho vay.

2.2.3.6 Về mức cho vay

Mức cho vay đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay vốn để sản xuất cà phê đƣợc xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhƣng tổng dƣ nợ không vƣợt quá mức dƣ nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay mức cho vay tối đa đối với cây cà phê là 50 triệu đồng/hộ, so với các NHTM thì thấp hơn.

2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH 2.3.1 Cho vay đ ng đối tƣợng thụ hƣởng

Đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng tín dụng chính sách là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ chỉ định theo từng chƣơng trình tín dụng, đƣợc quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Hiện nay, đối tƣợng thụ hƣởng tín dụng chính sách bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tƣợng cần vay vốn để giải quyết việc làm, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn...

Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng. Nhƣ vậy, trong khi các NHTM đƣợc hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thì NHCSXH phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không đƣợc cho vay các đối tƣợng ngoài quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng dƣ nợ bình quân Tổng nguồn vốn bình quân

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lƣợng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phƣơng pháp tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong tính toán thì sử dụng phƣơng pháp tính bình quân số học.

2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng trong năm =

Doanh số thu nợ trong năm Dƣ nợ bình quân trong năm

Vòng quay vốn tín dụng trong năm thể hiện tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tín dụng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng nhiều khách hàng đƣợc vay vốn, đƣợc thụ hƣởng chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc.

2.3.4 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao và ngƣợc lại.

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do ngƣời vay chƣa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.

Tùy theo tiêu thức phân loại mà các loại nợ quá hạn đƣợc gọi với những tên khác nhau, để có thể đánh giá tổng thể, ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100% Tổng dƣ nợ

2.3.5 Nợ bị chiếm dụng

Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép. Có thể hiểu, khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhƣng không sử dụng vốn vay mà ngƣời khác sử dụng.

Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý Tổ vay lại, vay ké của tổ viên; cán bộ Hội đoàn thể, chính quyền địa phƣơng, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý Tổ trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của ngƣời vay khi thu tiền gốc, lãi, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng.

Nợ bị chiếm dụng cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này phải bằng không (= 0) mới thể hiện đƣợc chất lƣợng tín dụng tốt.

2.3.6 T lệ thu lãi lãi tồn đọng

* Tỷ lệ thu lãi: Đƣợc xác định theo công thức: Tỷ lệ thu lãi =

Số lãi thực thu

x 100% Số lãi phải thu

Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn đƣợc giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt và ngƣợc lại.

* Lãi tồn đọng: Đƣợc xác định theo công thức: Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu

Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính

của NHCSXH. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt và ngƣợc lại. Lãi tồn đọng là do ngƣời vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH.

2.3.7 Kết quả xếp loại chất lƣợng hoạt động của Tổ TK&VV

Tổ Tiết kiệm và vay vốn đƣợc ví nhƣ cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH đƣợc ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện nhƣ: bình xét, lựa chọn ngƣời vay, kiểm tra, đôn đốc ngƣời vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc ngƣời vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lƣợng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV.

Hiện nay, việc đánh giá và xếp loại chất lƣợng hoạt động của tổ TK&VV dựa vào 10 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí định lƣợng cụ thể, đơn giản cho việc chấm điểm (gồm: Tỷ lệ thu lãi trong kỳ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, số thành viên tham gia gửi tiết kiệm, số dƣ tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ tăng thêm hàng tháng) và 5 tiêu chí định tính (gồm: Thành lập Tổ, sinh hoạt Tổ và bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, thực hiện giao dịch xã và giao ban, lƣu giữ hồ sơ). Đối với 5 tiêu chí định tính này cần phải đƣợc đánh giá chính xác từ tình hình thực tế và hoạt động cụ thể của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với cây cà phê tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 51)